Chủ
nghĩa Hiến pháp trong tiếng Anh là “Constitutionalism”. Các nhà nghiên cứu dịch
nghĩa từ này sang tiếng Việt rất khác nhau, gồm: “Chủ nghĩa hợp hiến”, “Chủ
nghĩa lập hiến”, ”Chủ nghĩa Hiến pháp”. Trong Blog này, tôi dùng từ
“Constitutionalism” với nghĩa là “Chủ nghĩa Hiến pháp”.
Nội
hàm của khái niệm “Chủ nghĩa” đang là một vấn đề rất lớn trong lý luận của khoa
học pháp lý Việt Nam hiện nay. Theo từ điển bách khoa định nghĩa thì “Chủ nghĩa
là học thuyết hay một hệ thống lý luận về chính trị, triết học, kinh tế, văn
hóa, nghệ thuật thể hiện bằng quan điểm, quan niệm, lập trường, khuynh hướng,
phương pháp luận, phương pháp sáng tác, do một người hoặc tập thể một nhóm người
đề xướng.”
Về
chủ nghĩa Hiến pháp, theo từ điển chính quyền và chính trị Hoa Kỳ của Jay M.
Shafritz giải thích rằng: “Chủ nghĩa Hiến pháp là sự phát triển của những tư tưởng
hợp hiến qua nhiều thời đại. Trong khi lý luận cổ điển về Hiến pháp thường phải
quay về với tư tưởng của Aristotle, thì lý luận Hiến pháp hiện đại lại xuất
phát từ những tư tưởng khế ước xã hội thế kỷ 17. Những biểu trưng của Hiến pháp
là khái niệm về một chính phủ hữu hạn và thẩm quyền tối hậu của nó luôn luôn phải
tuân thủ sự đồng ý của những người cai trị”
Chủ
nghĩa Hiến pháp hay pháp quyền có nghĩa là quyền lực của các cá nhân quan chức
và nhà nước bị giới hạn, và những giới hạn đó có thể được thực hiện thông qua
những quy trình định sẵn. Là một bộ phận của học thuyết nhà nước pháp quyền, Hiến
pháp quy định một chính quyền hợp pháp có trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích
của toàn thể cộng đồng và bảo vệ quyền của từng cá nhân.
Điều
đặc biệt quan trọng đối với chủ nghĩa Hiến pháp là nhà nước phải tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc minh bạch, công dân có thể biết được việc Chính phủ có thực
hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình và hành động vì lợi ích của nhân dân hay không.
Hiến pháp cần có những quy định cho phép công dân tiếp cận nhanh chóng và ít tốn
kém tất cả các tài liệu, văn bản của Chính phủ, ngoại trừ việc công bố những
tài liệu có thể đe dọa đến an ninh quốc gia, tính riêng tư cá nhân, thực thi luật
hay một số lợi ích quốc gia quan trọng khác.
Từ
những yếu tố cấu thành của chủ nghĩa Hiến pháp; Hiến pháp là một phần quan trọng
của nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước hợp hiến, chính
quyền nhà nước được thành lập thông qua những cuộc bầu cử chân chính và có sự
giới hạn quyền lực nhà nước, với mục tiêu bảo vệ quyền con người
Chủ
nghĩa Hiến pháp đòi hỏi phải có Hiến pháp được một hội đồng lập hiến hoặc Quốc
hội thông qua theo một thủ tục hết sức đặc biệt khác với làm văn bản quy phạm
pháp luật thông thường. Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý tối cao trong một
quốc gia, và đối với toàn bộ việc tổ chức, hoạt động của nhà nước. Thông thường
Hiến pháp thành văn được thông qua theo hai phương thức. Một là thông qua bởi một
hội đồng lập hiến được gọi là quốc hội lập hiến. Hai là thông qua bỏi chính quốc
hội lập pháp của quốc gia, nhưng phải đưa ra trưng cầu ý dân. Đối với Hiến pháp
bất thành văn giống như Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland, có nghĩa là vẫn
có các đạo luật do Quốc hội lập pháp thông qua nhưng rất ít khi bị thay đổi.
Một
quyết định sơ bộ khác là về việc sửa đổi hay thay đổi Hiến pháp sau khi được
thông qua . Hiến pháp cần phản ánh những giá trị sâu sắc nhất của xã hội và những
quy tắc nền cơ bản của quy trình dân chủ. Những giá trị và quy tắc này cần phải
ổn định. Vì lý do này nên phải rà soát những khía cạnh cấu trúc của Hiến pháp
sau một thời gian nhất định. Thông thường cứ trong khoảng một thập kỷ cần một ủy
ban chuyên gia xem xét có cần phải thay đổi về cấu trúc hay không khi phát sinh
một số vấn đề từ chính bản Hiến pháp.
Comments
Post a Comment