Sau hoà ước Hác- Măng (1883) và hoà ước Pa-tơ-nốt (1884) thực dân
Pháp chính thức đặt ách thống trị và đô hộ lên Việt Nam. Từ đây, thực dân Pháp
bắt đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trong đó có chính
sách thuế hà khắc đối với người Việt. Thực hiện chính sách “Chia để trị” Thực
dân Pháp đã chia Việt nam thành 3 Kỳ nhằm xoá bỏ sự thống nhất của một Quốc
gia. Theo các hòa ước được ký với triều đình Nguyễn:
-
Nam kỳ là đất thuộc địa chính thức của Pháp, nó giống như một phần lãnh thổ hải
ngoại của Pháp hiện hữu tại Đông Dương, không còn quan hệ phụ thuộc với Triều
đình Nguyễn. Đứng đầu bộ máy cai trị là một viên đô đốc người Pháp, về sau,
thay bằng chức Thống đốc Nam kỳ.
-
Trung kỳ là xứ bảo hộ. Triều đình Nguyễn được phép tự trị nhưng chịu sự giám
sát của chính phủ Pháp. Trên thực tế quyền hành thực sự đều nằm trong tay Khâm
sứ Trung kỳ là người Pháp. Mọi văn bản như Sắc, Dụ, Chỉ Dụ của Hoàng đế và các
Điều lệ, quy tắc của Hội đồng Thượng thư phải được khâm sứ Pháp duyệt trước khi
ban hành.
-
Bắc kỳ là đất "nửa bảo hộ", với sự hiện hiện của cả chính quyền thực
dân Pháp và Triều đình Nguyễn. Thống sứ Bắc kỳ là người Pháp trực tiếp cai trị,
Triều đình Huế được cử một Kinh lược sứ (sau đổi thành Khâm sai đại thần) thay
mặt Hoàng đế nắm quyền cai trị nhưng thực chất chỉ là bù nhìn.
Các loại thuế được thu và phân chia theo 2 loại ngân sách: Ngân sách Đông Dương
(chủ yếu là thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện, muối...) và Ngân sách địa phương
gồm các xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) các tỉnh (chủ yếu là thuế thân, thuế ruộng
đất, thuế lao dịch...).
Theo
chế độ "đồng hoá quan thuế" được thi hành cho đến năm 1940, mặc
dù Pháp và Việt nam thuộc hai khu vực kinh tế với hai trình độ phát triển
khác nhau, có nhu cầu và khả năng xuất nhập khẩu hoàn toàn khác nhau nhưng lại
phải áp dụng chung một chế độ thuế quan giống nhau. Chính quyền thực dân Pháp
chỉ căn cứ vào tình hình và điều kiện riêng của nước Pháp để áp đặt thuế lên Việt
Nam. Theo đó Pháp bảo vệ sản phẩm nào thì Việt nam phải bảo vệ thứ sản phẩm đó,
Pháp ưu đãi nước nào thì Việt nam cũng phải ưu đãi nước đó. Nhờ hàng rào thuế
quan bảo hộ, tư bản Pháp tự do phát triển và chèn ép tư bản Dân tộc cũng như
Nhân dân Việt Nam.
Thuế
gián thu thường bảo đảm khoảng 70% tổng số thu của ngân sách Đông dương, chủ yếu
là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thông qua chế độ công quản, còn được gọi
là chế độ độc quyền.
Vào thế kỷ trước, Muối là sản phẩm không thể thiếu được trong
đời sống hàng ngày của mỗi người. Công quản muối là một hình thức độc quyền của
thực dân Pháp với nguyến tắc là toàn bộ số muối mà dân sản xuất phải bán hết
cho Chính phủ Pháp với giá rẻ mạt, sau đó chính quyền thực dân bán lại cho dân
(kể cả người trực tiếp sản xuất muối) với giá cao hơn, để hưởng lợi nhuận. Chế
độ công quản muối không đơn thuần chỉ phục vụ mục tiêu kinh tế - tài chính của
chính quyền thực dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối
làm áp lực với nhân dân khi cần.
Có thể nói thuế muối thông qua chế độ công quản, độc
quyền là một trong những chính sách bóc lột thuộc địa có hiệu quả nhất của thực
dân Pháp ở Đông dương, một loại thuế bất công, vô nhân đạo. Chế độ thuế này đã
gây nên nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế của toàn bộ nhân dân Việt Nam, đặc
biệt đối với cư dân vùng biển, nghề làm muối, nghề chài lưới, nghề làm mắm đều
bị điêu đứng vì chính sách độc quyền muối của thực dân Pháp.
Công quản rượu là việc chính quyền thực dân Pháp trực tiếp
quản lý bán rượu cho Công ty Phông-ten của tư bản Pháp gọi là "rượu
ty", có rất nhiều cổ phần từ phủ toàn quyền đến cán bộ cao cấp khác của
Pháp. Để loại rượu này bán được chạy, thu được nhiều lợi nhuận chia nhau, một mặt
thực dân Pháp cấm đoán mọi việc nấu rượu của tư nhân Việt nam (kể cả việc tự nấu
rượu để uống) đồng thời giao chỉ tiêu bán "rượu ty" cho chính quyền tổng,
xã.
Chế
độ độc quyền và thuế rượu đã không những trở thành một hình thức bóc lột
vô cùng hà khắc mà còn gieo rắc cho nhân dân nhiều tai vạ.
Công
quản và độc quyền thuốc phiện là việc chính quyền thực dân mua thuốc phiện sống
về chế biến thuốc phiện chín khuyến khích dân tiêu thụ, mở tiệm hút để tạo được
nguồn thu lớn. Đây được xem là một chính sách tài chính thâm độc. Không chỉ
thu lợi về tài chính mà còn đầu độc và âm thầm giết hại một Dân tộc.
Để bảo đảm việc thu thuế quan và thuế gián thu, thực hiện tốt các
chế độ công quản, độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện, chính quyền thực dân đã
thành lập một tổ chức quản lý thu thuế quan và công quản thật chặt chẽ mà lúc bấy
giờ Dân gian thường gọi là "nhà đoan" hoặc cơ quan "thương
chính". Đây là tổ chức trong bộ máy chính quyền của thực dân Pháp có số
nhân viên nhiều nhất sau quân đội.
Ở Trung ương, công tác quản lý, theo dõi thuế quan và công quản
thuộc Văn phòng Phủ toàn quyền phụ trách; ở mỗi kỳ, có sở thuế quan và công quản,
ở mỗi tỉnh, thành phố có "Ty chánh thu thuế quan và công quản"; ở các
vùng đồng muối hoặc các vùng có nguồn thu thuế quan lớn thì có "ty phụ thu
thuế quan và công quản". Đại bộ phận các giám đốc sở, các trưởng ty chánh
thu, phụ thu đều là người Pháp.
Với lý do chống rượu lậu, thuốc phiện lậu, muối lậu,
nhân viên nhà Đoan có quyền lục soát, khám xét, bắt bớ, truy tố, bỏ tù mỗi năm
hàng nghìn người, trong đó có nhiều người bị vu oan mà không cách nào bào chữa
được.
Nguồn
thuế cho ngân sách các xứ chủ yếu gồm các thứ thuế cũ dưới thời phong kiến như
thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch và được sửa đổi bổ sung thường xuyên,
theo hướng tăng mức thu ngày càng ác liệt hơn.
Nhìn
chung, thuế thân đánh vào dân đinh từ 18 đến 60 tuổi. Trước kia, thuế thân chỉ
đánh vào nội đinh, tức là người có ít nhiều tài sản, có khả năng đóng thuế, được chia
ruộng đất công, được tham gia một số danh vị, chức vụ và có tên trong sổ hộ tịch
của làng. Việc thu thuế dựa vào sổ đinh của làng xã để thu.
Thuế
thân đã tạo thêm cho nhà nước thực dân số thu rất lớn, nhưng đối với dân nghèo,
mỗi khi đến vụ thuế (tháng 5 âm lịch) xóm làng lại xôn xao, nhiều người
không chạy nổi mấy đồng nộp thuế đã bị kìm kẹp, gông cùm hoặc bỏ quê hương để
trốn cảnh đau thương, khổ cực.
Từ
năm 1897, toàn quyền Đông Dương đã nhiều lần cho điều chỉnh lại theo 4 hạng điền,
6 hạng thổ (đất) phân biệt theo đất canh tác và đất ở, đất xây dựng, ở thành phố,
thị xã hay nông thôn; trồng lúa, màu hay các cây công nghiệp khác nhau (thuốc
lá, trầu, cau, dừa, mía, dâu, chè, bông, đay, gai, thầu dầu, ngô, vừng, khoai
lang, khoai sọ, đỗ, cây ăn quả, cói, lạc; đất không trồng trọt; đất bùn, ao, hồ,
đầm; ruộng muối; đất đối với người bản xứ, người châu á, châu Âu, ngoại kiều
khác...; miễn thuế cho các loại đất dành cho nghĩa trang, đền thờ, chùa, nhà thờ,
các công trình tôn giáo; miễn thuế 6 năm đầu cho đất trồng cà phê và 4 năm đầu
cho đất trồng chè.
Việc
phân định lại hạng ruộng đất nhằm phục vụ lợi ích của thực dân và chính quyền
phong kiến. Mức thuế chủ yếu là tăng lên, kèm với những khoản phụ thu, nhưng diện
tích làm căn cứ tính mẫu, sào lại điều chỉnh giảm xuống. Ví dụ: Theo quy định từ
thời Tự Đức (1847-1883), mỗi mẫu Việt nam là 4.970m2. Năm 1897, ở Bắc kỳ, mỗi mẫu
chỉ có 3.600m2 (Lịch sử Việt Nam- tập II- trang 104). Vì vậy dẫu mức thuế
điều chỉnh lại bằng hay cao hơn cũ, thuế phải nộp thực tế tăng lên, có khi đến
2-3 lần.
Về
nguyên tắc, thuế lao dịch đã chuyển thành tiền (gắn với thuế thân hoặc nộp ngân
sách tỉnh, xã) để sử dụng vào việc xây dựng, tu bổ đường sá, đê điều... Nhưng
trên thực tế, khi cần làm đường hoặc đắp đê, Chính phủ vẫn huy động nhân lực một
cách tuỳ tiện, kể cả trong những ngày mùa cày cấy, thu hoạch nông nghiệp.
"Sưu
cao, thuế nặng" luôn luôn là nỗi sợ hãi, làm cho nông dân Việt nam thường
xuyên lo lắng, điêu đứng, bần cùng. Ngoài thuế thân, thuế ruộng đất chính ngạch,
thực dân và phong kiến còn đặt ra bao thứ phụ thu và những loại thuế khác mà
người nông dân khó trốn được (như tô cước, tô trâu, biếu xén, lễ lạt . . .).
Đối với thực dân Pháp, thuế khoá là mục tiêu cao nhất
trong chính sách vơ vét thuộc địa, đó là chưa kể những đợt lạc quyên, phát hành
công trái cùng với nạn phụ thu, lạm bổ mà cả bộ máy quan lại thuộc địa, từ toàn
quyền Đông dương cho tới bọn tổng lý, kỳ hào làng xã luôn luôn tìm cách trút
lên đầu người dân. Mọi gánh nặng về sưu thuế đã làm cho đời sống của nhân dân,
đặc biệt là nông dân thêm cùng khổ, túng bấn. Do đó trong những năm 1940-1945,
nhân dân Việt nam đã phải sống những ngày đen tối nhất của đế quốc Pháp và phát
xít Nhật, tuyệt đại bộ phận nhân dân ta, nhất là nông dân đã lâm vào cảnh nghèo
nàn, bế tắc.
Hậu quả cộng hưởng của thiên tai, bão lụt và sưu cao, thuế
nặng, bán thóc tạ, trồng thầu dầu và đay bán cho Nhật..., lạm phát khủng hoảng,
chiến tranh... đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp mùa đông 1944-1945, làm chết gần
2 triệu đồng bào ta.
Comments
Post a Comment