Sài Lầm Phút Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa



Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã đánh dấu chấm hết cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Kể từ đây, nước Việt Nam được thống nhất, tuy nhiên nó cũng mang theo nhiều hệ quả cho đến ngày nay. Sự kiện 30 tháng tư năm 1975 sảy ra nhưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa đáng lẽ đã không sụp đổ nhanh như vậy, nếu như không mắc phải hai sai lầm sau:

Sai lầm thứ nhất là việc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, yêu cầu quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí. Sai lầm thứ hai đó là các tướng lãnh cấp cao, tri thức, văn nghệ sĩ, nhà tư bản, tầng lớp thượng lưu Sài gòn bỏ Sài gòn chạy nạn sang các nước khác xin tị nạn chính trị.

Đáng lẽ ra, Dương Văn Minh phải kêu gọi kháng chiến, yêu cầu quân đội giữ vững và tiếp tục chiến đấu, không được đầu hàng. Trước khi quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa húc đổ cách cổng sắt của Dinh Độc lập, thì Dương Văn Minh không nên ngồi đợi để đầu hàng, mà nên tìm ra căn cứ thích hợp để lui quân về kháng chiến. Ngày 30 tháng tư sảy ra và Dương Văn Minh là tội đồ của Việt Nam Cộng Hòa.

Ở lỗi thứ hai, tất cả tướng lãnh cấp cao vì lo sợ tính mạng của mình có thể an nguy, vì lo sợ cho gia đình của mình, vì lo sợ cho của cải của mình mà bỏ nước, bỏ quân mà chạy nạn. Làm tướng mà chạy đầu tiên thì thật là có tội với quân sĩ dưới trướng. Tướng chạy, kéo theo mọi tầng lớp, nhân tài chạy theo, tạo ra tình cảnh hỗn loạn thêm phần hỗn loạn

Nếu lúc đó, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyên Cao Kỳ, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, hoặc một tướng lãnh quân đội cấp cao nào đó đưa qua chạy về vùng IV chiến thuật rồi chạy ra đảo Phú Quốc tổ chức kháng chiến thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ không bị sụp đổ nhanh chóng như vậy.

Nếu như lúc đó, những người chạy nạn, không chạy ra khỏi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, mà chạy về Phú Quốc tiến hành kháng chiến thì đã không đặt dấu chấm hết cho Việt Nam Cộng Hòa.

Đảo Phú Quốc, nơi thích hợp cho việc tổ chức cố thủ, kháng chiến. Vùng IV Chiến thuật là nơi mà quân đội Viêt Nam Cộng Hòa còn giữ vững được, nơi này giáp ranh với Saigon về phía tây, là một vùng đồng bằng rộng lớn, với nhiều rừng ngậm mặn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thông với nhau. Nếu rút quân về đây, quân đội VNCH phải chuyển cách đánh từ đánh trên chiến trường rộng lớn, bằng phẳng có sự yểm trợ của các phương tiện hiện đại sang đánh du kích. Nếu thực hiện chính sách bám giữ nơi này thì có thể cố thủ trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, Bộ đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới là những tay du kích cừ khôi, có dày dặn kinh nghiệm, nên việc trú chân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở đây là không mấy khả qua. Vậy nên chỉ còn nước là rút ra đảo Phú Quốc.

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa có nhiều tàu chiến mặc dù không trang bị các pháo cỡ lớn, nhưng cũng đủ để bảo vệ căn cứ so với VNDCCH tàu chiến hầu như là yếu thế. Đảo Phú Quốc không quá xa và cũng không quá gần so với đất liền Việt Nam, gần Campuchia, Thái Lan, Mã Lai, Singapo, nên đù có bị thất thủ thì vẫn còn đường tháo chạy.

Trong chiến Tranh Triều Tiên năm 1950-1953, khi Bắc Hàn đánh vào Hán Thành của Nam Hàn, chính quyền và quân đội Nam Hàn đã không tháo chạy như chính quyên Việt Nam Cộng Hòa. Thay vào đó, họ lùi dần về Busan, tiến hành tổ chức kháng chiến, kêu gọi đồng minh. Họ đã tự tạo cho mình một căn cứ, một bàn đạp, một động lực để kêu gọi người dân đứng lên chông kẻ thù. Còn Việt Nam Cộng Hòa, do tháo thạy hết, đầu hàng hết, không còn chỗ để làm căn cứ, không còn nơi làm bàn đạp, cũng như không còn nơi để tiếp thêm động lực chiến đấu cho người lính lẫn người dân Saigon.

Sự chấm hết của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một điều tất yếu cho một chế độ tồn tại bằng đồng Dollas Mỹ. Ngày 30 Tháng Tư sảy ra nhưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa đáng lẽ không kết thúc sớm như vậy nếu như chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa không mắc phải hai sai lầm đó.

Comments

  1. Sai lầm đến từ chính bản chất thối nát và dựa dẫm vào mĩ của quan chức tướng tá thời đó. 30/4 là ngày buồn nhưng thắng thua đều có nguyên nhân. Hiện tại đất nước như thế nào thì cần hành động để thay đổi chứ không phải là mơ lại về "lâu đài cát" dễ dàng sụp đổ như trước kia nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. Rất cảm ơn bạn đã đưa ra quan điểm. Tôi công nhận với bạn, nền Đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam sống được chủ yếu dựa vào ngoại lực (Mỹ), điều này mặc dù không tốt, nhưng nó lại rất cần. Rất cần bởi nó cần để vực dậy nền kinh tế thời kì hậu thuộc địa như Nam Hàn đã làm. Nhưng vì chiến tranh leo thang, và cách hành xử, điều hành cũng như thu hút nhân tài, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực của chính quyền Đệ nhị Cộng hòa đã làm cho chính nó suy yếu. Bây giờ thay đổi Quốc gia như thế nào? bằng cách nào? thì chưa ai có câu trả lời. Chúng ta chỉ tự hỏi mình rằng liệu mai sau cháu con chúng ta sống như thế nào, Quốc gia - Dân tộc sẽ đi về đâu.

      Delete

Post a Comment