Trên thế giới hiện nay có hai mô hình tổ chức tự quản địa
phương. Mô hình thứ nhất là theo thể thức liên Bang. Mô hình thứ hai là theo thể
thức đơn nhất. Ở Việt Nam hiện nay, mô hình tự quản địa phương được tổ chức
theo thể thức đơn nhất. Tức là quyền lực được tập quyền trong tay nhà nước
trung ương, và các đơn vị hành chính tự quản địa phương chỉ có nhiệm vụ thực
thi hỗ trợ và quản lý địa phương được Nhà nước trung ương giao phó.
Theo Hiến pháp 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
điều 110 tự quản địa phương được chia thành Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung
ương. Hiện tại Việt Nam có 58 Tỉnh và 5 Thành phố trực thuộc trung ương. Dưới Tỉnh
được chia thành Thành phố, Thị xã và Huyện. Thành phố trực thuộc trung ương được
chia thành Quận và Huyện. Quận được chia thành phường. Huyện được chia thành xã
và thị trấn, Thị xã và Thành phố thuộc Tỉnh được chia thành phường và xã. Ở mô
hình này về cơ bản chỉ gồm ba cấp hành chính tự quản địa phương, nhưng tên gọi
thì rất rườm rà và có phần phân biệt rõ ràng giữa nông thôn và thành thị trong
cùng một đơn vị hành chính cấp Tỉnh. Và mô hình này được học hỏi áp dụng theo
mô hình tự quản địa phương của Trung Quốc.
Việc phân chia này dẫn tới hậu quả cư dân sống trong thành thị
phân biệt vùng miền với dân cư sống trong vùng nông thôn, mà điển hình là việc
Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội đã xuất hiện ngay hai cụm từ “Hà Nội 1” và “Hà
Nội 2”.
Ở Nhật Bản được chia thành 47 Tỉnh/377.944 km2, Ở Hoa
Kỳ được chia thành 50 Bang/9.826.630km2, Ở Hàn Quốc được chia thành 17Tỉnh/100.140km2,
Trung Quốc là 33Tỉnh/9.596.961km2. Còn ở Việt Nam là 63 Tỉnh/331.698km2.
Điều này có nghĩa là Việt Nam chia rất nhỏ các tự quản địa phương. Việc chia
quá nhỏ mộ số địa phương là không cần thiết, tạo ra bộ máy cồng kênh cho hơn 90
triệu dân.
Dưới thời Nguyễn, Việt Nam được chia thành 31 Tỉnh, Thời kỳ Việt
Nam Cộng Hòa cai quản miền Nam chia thành 32 Tỉnh/173.809km2. Dù thời
Việt Nam Cộng Hòa được chia khá nhiều Tỉnh trên một diện tích lãnh thổ tương đối
hạn hẹp nhưng có một đặc điểm đó là các cấp đơn vị hành chính địa phương được
thống nhất về tên gọi.
Theo điều kiện địa lý của Việt Nam hiện nay chỉ nên chia thành
26 đên 40 Tỉnh là con số hợp lý nhất. Và nên thống nhất chung trong cùng tên gọi.
Cả nước nên chia thành Tỉnh và Tỉnh thành. Tỉnh là các đơn vị hành chính có cả
vùng nông thôn và vùng thành thị. Tỉnh thành là các đơn vị hành chính có mật độ
đô thị hóa từ 80% trở lên. Dưới Tỉnh và Tỉnh thành chia thành các Quận. Quận được
chia thành Trấn.
Về các Tỉnh nên chia như sau:
- Tỉnh Hưng Hóa (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La)
- Tỉnh Lạng Sơn (Lạng Sơn, Bắc Giang)
- Tỉnh Cao Bằng (Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn)
- Tỉnh Tuyên Quang (Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Kai, Hà Giang)
- Tỉnh Thái Nguyên (Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc)
- Tỉnh Sơn Tây (Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình)
- Tỉnh Quảng Ninh
- Tỉnh Nam Định (Nam Định, Thái Bình)
- Tỉnh Bắc Ninh (Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội)
- Tỉnh Hưng Yên (Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây)
- Tỉnh Thanh Hóa (Thanh Hóa, Ninh Bình)
- Tỉnh Nghệ An
- Tỉnh Hà Tĩnh
- Tỉnh Quảng Bình
- Tỉnh Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế)
- Tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam, Quảng Ngãi)
- Tỉnh Bình Phú (Phú Yên, Bình Định)
- Tỉnh Khánh Hòa (Khánh Hòa, Ninh Thuận)
- Tỉnh Bình Thuận (Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Tỉnh Đồng Nai (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương)
- Tỉnh Tây Ninh (Tây Ninh, TP HCM)
- Tỉnh Gia Lai (Gia Lai, Kom Tum)
- Tỉnh Đắk Lắk (Đắk Lắk, Đắk Nông)
- Tỉnh Lâm Đồng
- Tỉnh Vĩnh Long (Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh)
- Tỉnh Hà Tiên (Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ)
- Tỉnh Định Tường (Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang)
- Tỉnh Hậu Giang (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau)
Các Tỉnh Thành:
- Tỉnh Thành Hà Nội
- Tỉnh Thành Hải Phòng
- Tỉnh Thành Đà Nẵng
- Tỉnh Thành Hồ Chí Minh. (Saigon)
Việc chia các Tỉnh Thành và nên trao các quyền tự quản cao hơn
cho các tự quản địa phương. Theo đó Tỉnh và Tỉnh Thành được trao quyền tự quản
địa phương cao nhất, có cơ quan Nghị quyết, cơ quan Hành pháp, cơ quan Trị an
riêng, nhưng không có cơ quan Tư pháp và Quân đội riêng.
Tỉnh và Tỉnh Thành được phép ban hành Luật và thu thuế riêng
nhưng không được trái với Hiến pháp và Luật của Quốc hội. Có nhiệm vụ tuân thủ
Hiến Pháp, thực thi Luật chung Quốc gia, mọi mệnh lệnh chung của Quốc gia,
chính sách chung của Quốc gia. Luật của Tỉnh và Tỉnh Thành ban hành có giá trị
pháp lý thấp hơn Hiến Pháp và Luật chung của Quốc gia. Các Tỉnh và Tỉnh Thành
được phép có Tỉnh kỳ và huy hiệu riêng, có con dấu riêng, có đài phát thanh, cơ
quan ngôn luận riêng. Không một tự quản địa phương nào được phép tự ý kí kết
các hiệp ước liên minh với nước ngoài, không được tự ý tách rời hoặc li khai khỏi
Quốc gia.
Các Tỉnh định kỳ 6 tháng có tờ trình báo cáo về tình hình của Tỉnh
lên Chủ tịch Nước, trong các trường hợp khẩn phải trình báo cáo lên chủ tịch Nước
ngay có thể.
Cơ quan Nghị Quyết cấp Tỉnh được Nhân dân cấp Tỉnh trực tiếp đi
bầu trong một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu tại Tỉnh đó. Có cấu tổ chức cơ
quan Nghị quyết Tỉnh do Luật mỗi Tỉnh quy định. Cơ quan Nghị quyết Tỉnh có quyền
ban hành luật riêng cho Tỉnh mình. Trong mọi trường hợp vi Hiến đều sẽ bị bác bỏ.
Thông qua hoặc khước từ các chính sách của chủ tịch Tỉnh áp dụng.
Chủ tịch Tỉnh là người đứng đầu cơ quan Hành pháp Tỉnh và Tỉnh
Thành, do Chủ tịch Nước trực tiếp bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 5 năm, được phép tái
nhiệm, luôn luôn chịu trách nhiệm trước nhân dân Tỉnh đó và trước Chủ tịch Nước.
Cơ quan Nghị quyết Tỉnh và Tỉnh Thành có quyền điều trần và đàn hạch chủ tịch Tỉnh,
có quyền yêu cầu Quốc hội điều trần, đàn hạch hoặc bãi nhiệm chủ tịch Tỉnh trước
thời hạn.
Chủ tịch Tỉnh có quyền hạn điều hành cơ quan Hành pháp Tỉnh, ban
hành các chính sách phát triển của Tỉnh. Tiến hành trưng cầu dân ý với mọi
chính sách của mình bị cơ quan Nghị quyết Tỉnh bác bỏ.
Người đứng đầu cơ quan trị an (Lực lượng cảnh sát) của Tỉnh và Tỉnh
thành do Chủ tich Nước trực tiếp bổ nhiệm dưới sự cố vấn của Hội đồng An ninh
Quốc gia, nhiệm kỳ 4 năm và có thể được tái nhiệm, luôn luôn chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch nước và trước có quan Nghị quyết Tỉnh. Cơ quan Nghị quyết Tỉnh
và Tỉnh Thành có quyền điều trần và đàn hạch người này, có quyền kiến nghị Quốc
hội bãi nhiệm trước thời hạn người này.
Các cơ quan Tư pháp do Tòa án Nhân dân Tối cao tổ chức trong phạm
vi cả nước phân chia theo vùng, xét xử không phụ thuộc vào hệ thống tự quản địa
phương đó.
Lực lượng quân đội thường trực chính quy chịu sự kiểm soát trực
tiếp của Chính phủ. Các lực lượng bán vũ trang và dân quân địa phương chịu sự
quản lý trực tiếp của Chính phủ.
Mọi công dân chỉ được ghi danh tại một Tỉnh hoặc Tỉnh Thành nhất
định. Việc chuyển dời nơi cư trú phải trực tiếp khai báo cho cơ quan quản lý cư
trú cấp Quận tại Tỉnh đó.
Bằng việc trao quyền hành lớn cho các tự quản địa phương để mỗi
tự quản địa phương có thể thích ứng và phát triển tốt được địa phương của mình.
Tránh tình trạng phát triển cào bằng trong cả Nước nhưng không hiệu quả như đã
diễn ra tại Việt Nam hiện nay.
Mời ghé thăm: https://www.facebook.com/BlogAnhHoNguyen/
Comments
Post a Comment