BẢN DỊCH BÀI PHÁT BIỂU CỦA BARACK OBAMA
TRONG LỄ NHẬM CHỨC TỔNG THỐNG MỸ
NGÀY 21/1/2013.
Thưa quốc dân đồng bào:
Hôm nay tôi đứng đây, thấy mình thật nhỏ bé trước sứ mệnh ở phía
trước chúng ta, cảm kích sự tin cậy của các bạn đã dành cho tôi, và tưởng nhớ
đến những hy sinh mà cha ông chúng ta đã phải trải qua. Tôi cám ơn Tổng thống
Bush vì sự phụng sự của ông đối với đất nước chúng ta cũng như sự rộng mở và
hợp tác của ông được thấy rỏ trong suốt thời kỳ chuyển giao chính phủ.
Cho tới bây giờ đã có bốn mươi bốn người Mỹ đọc lời tuyên thệ tổng
thống. Lời tuyên thệ đã được
đọc lên trong suốt những cơn triều cường của thịnh vượng và những mặt nước
phẳng lặng của hòa bình. Tuy nhiên cũng thường có khi, lời tuyên thệ được thực
hiện trong lúc có mây quầng tụ và bão tố. Trong những khoảnh khắc này đây, nước
Mỹ đã tiếp bước không chỉ đơn thuần vì kỹ năng hay tầm nhìn của những người nắm
giữ chức vụ cao mà vì nhân dân chúng ta vẫn giữ một lòng trung thành với những
ý tưởng của tiền nhân chúng ta, và trung thực theo tinh thần của những văn bản
lập quốc của chúng ta.
Trước giờ đã là vậy. Thế thì phải như vậy với thế hệ người Mỹ hôm
nay.
Rằng chúng ta đang đứng giữa cuộc khủng hoảng mà giờ đây ai cũng
biết rỏ. Quốc gia của chúng ta đang có chiến tranh chống lại một hệ thống bạo
lực và thù hằn từ phía xa. Nền kinh tế của chúng ta bị yếu kém tồi tệ, đó là
kết quả của sự tham lam và vô trách nhiệm một phần từ một số người, nhưng kết
quả đó cũng là do sự thất bại chung của chúng ta trong những chọn lựa khó khăn
và chuẩn bị cho đất nước một thời đại mới. Nhà cửa bị mất; việc làm bị cắt
giảm; doanh nghiệp đóng cửa. Chi phí chăm sóc sức khỏe của chúng ta quá cao;
trường học của chúng ta thất bại quá nhiều; và mỗi ngày có thêm bằng chứng rằng
cách sử dụng năng lượng của chúng ta đã làm tăng thêm sức mạnh của kẻ thù chúng
ta và đe dọa hành tinh của chúng ta.
Dựa vào những dữ liệu và thống kê thì đây là dấu hiệu của khủng
hoảng. Khó có thể đo lường nhưng không kém phần sâu sắc là tâm trạng mất lòng
tin lan khắp đất nước chúng ta — một nổi lo sợ dằn dặt rằng sự suy sụp của nước
Mỹ là không thể tránh khỏi, và rằng thế hệ kế tiếp phải hạ thấp tầm nhìn của mình.
Hôm nay, tôi xin nói với các bạn rằng các thách thức mà chúng ta
đối mặt là có thật. Các thách thức này rất nghiêm trọng và rất nhiều. Chúng ta
không thể vượt qua dễ dàng hay chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng cần biết
điều này, hỡi nước Mỹ - chúng ta sẽ vượt qua. Vào ngày hôm nay, chúng ta tụ họp
lại vì chúng ta đã chọn hy vọng hơn là sợ sệt, thống nhất mục đích hơn là xung
đột và bất hòa. Vào ngày hôm nay, chúng ta đến đây để tuyên bố sự kết thúc đối
với những lời hứa suông và những trách móc tầm thường, những lời đổi lổi và
những giáo điều lỗi thời, mà từ lâu đã bóp nghẹp nền chính trị của chúng ta.
Chúng ta vẫn là một quốc gia non trẻ nhưng theo kinh thánh, đã đến
lúc dẹp sang một bên những điều thật nông nổi. Đã đến lúc tái khẳng định tinh
thần kiên trì của chúng ta; để chọn lựa lịch sử tốt đẹp hơn cho chúng ta; để
mang món quà quí giá đó, ý tưởng cao thượng đó về phía trước, truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác: lời hứa của Thượng đế rằng mọi người đều bình đẳng, mọi
người đều tự do, và mọi người đáng có cơ hội dốc toàn lực để mưu cầu hạnh phúc.
Để tái khẳng định sự vĩ đại của đất nước chúng ta, chúng ta phải
hiểu rằng sự vĩ đại không tự nó có được. Nó phải được giành lấy. Hành trình của
chúng ta chưa từng là một hành trình bằng đường tắc hoặc cho có lệ. Nó cũng
chưa từng là con đường dành cho những kẻ yếu đuối - cho những kẻ thích hưởng
thụ hơn là làm việc, hoặc những kẻ chỉ tìm thú vui trong sự giàu sang và nổi
tiếng. Đúng hơn, nó là con đường dành cho những người chấp nhận rủi rỏ, những
người làm việc, những người tạo ra sản phẩm - trong số đó có một số người nổi
tiếng nhưng thông thường là những người đàn ông và phụ nữ âm thầm làm công việc
của mình. Họ là những người đã đưa chúng ta đi lên trên con đường dài và đầy
trở ngại để đến bờ bến của tự do và thịnh vượng.
Vì chúng ta, họ đã gói ghém một ít những gì họ sở hữu được ở quốc
gia của họ từ khắp nơi trên thế giới và hành trình vượt qua đại dương để mưu
tìm một cuộc sống mới.
Vì chúng ta, họ đã làm việc khổ nhọc trong các công xưởng bóc lột
người tàn tệ và họ đã định cư ở miền tây (Hoa Kỳ); chịu đựng những làn roi và
cày những mãnh đất khô cứng.
Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh tại những nơi như Concord
và Gettysbung; Normandy và Khe Sanh. Hết lần này đến lần khác, những người
đàn ông và phụ nữ này đã vật lộn, hy sinh và làm việc cho đến khi tay của họ bị
chai cứng để chúng ta có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ thấy nước Mỹ to
lớn hơn những tham vọng cá nhân của chúng ta gọp lại; vĩ đại hơn tất cả những
khác biệt về xuất thân, của cải hoặc phe phái.
Đây là cuộc hành trình mà chúng ta tiếp tục hôm nay. Chúng ta vẫn
là một quốc gia hùng mạnh nhất và thịnh vượng nhất trên điạ cầu. Công nhân của
chúng ta không làm việc kém năng xuất hơn trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
Đầu óc của chúng ta không hề kém sáng tạo hơn, hàng hoá và dịch vụ của chúng ta
không hề thiếu nhu cầu hơn tuần qua, tháng qua hoặc năm qua. Khả năng của chúng
ta vẫn không giảm xúc. Nhưng thời đại của chúng ta bám giữ lập trường bảo vệ
những lợi ích hẹp hòi và trì hoản những quyết định khó khăn — thời đại đó chắc
chắn đã qua. Bắt đầu hôm nay, chúng ta phải tự rước mình, tự phủi bỏ những bụi
bẩn, và bắt đầu lại công việc tái sinh nước Mỹ.
Vì ở bất nơi đâu chúng ta nhìn cũng có công việc cần phải hoàn
thành. Tình trạng kinh tế cần có sự hành động, mạnh dạn và nhanh chóng, và
chúng ta sẽ hành động - không phải chỉ để tạo ra những việc làm mới mà phải tạo
dựng một nền móng mới cho sự phát triển. Chúng ta sẽ xây dựng những cầu đường,
những lưới điện và những mạng lưới kỹ thuật số để phục vụ thương nghiệp và kết
nối chúng ta lại với nhau. Chúng ta sẽ khôi phục khoa học đúng như vị trí của
nó, và sử dụng điều kỳ diệu kỹ thuật để tăng chất lượng chăm sóc y tế và hạ giá
thành của nó. Chúng ta sẽ tận dụng khai thác năng lượng mặt trời, năng lượng
gió và năng lượng điạ nhiệt để cung cấp nhiên liệu cho xe cộ và vận hành các
nhà máy của chúng ta. Và chúng ta sẽ chuyển hoá các trường học, các đại học để
đáp ứng nhu cầu của một thời đại mới. Tất cả điều này chúng ta có thể làm. Tất
cả những điều này, chúng ta sẽ làm.
Vào lúc này đây, có một số người đang đặt câu hỏi về mức độ tham
vọng của chúng ta — họ cho rằng hệ thống của chúng ta không thể chịu đựng nổi
quá nhiều những chương trình lớn. Họ không nhớ dai. Vì họ đã quên những gì quốc
gia này đã làm được; đã quên những gì mà những người tự do, đàn ông cũng như
phụ nữ, có thể đạt được khi trí tưởng tượng được kết hợp lại với một mục đích
chung, và cần thiết cho sự can đảm.
Điều mà những người hoài nghi không hiểu là mặt đất đã chuyển dịch
bên dưới họ — rằng những luận điểm chính trị cũ rích đã làm hao mòn chúng ta từ
bao lâu nay không còn thích hợp nữa. Câu hỏi mà chúng ta hỏi ngày hôm nay không
phải là liệu chính phủ của chúng ta có quá lớn hay quá nhỏ, mà là chính phủ ta
có hữu hiệu hay không — có phải nó giúp những gia đình tìm được việc làm với
đồng lương phải chăng, chăm sóc y tế mà họ có thể chi trả được, hưu bổng mà họ
đáng được. Nơi nào câu trả lời là được, chúng ta dự kiến tiếp tục
tiến tới. Nơi nào câu trả lời làkhông, các chương trình đó sẽ kết thúc.
Và ai trong chúng ta điều hành những đồng tiền công quỹ sẽ phải chiụ trách
nhiệm về việc tính toán — chi tiêu khôn ngoan, thay đổi những lề lối xấu, và
làm công việc của chúng ta một cách minh bạch — vì chỉ như vậy chúng ta mới có
thể xây dựng lại được lòng tin quan trọng giữa một dân tộc và chính phủ của họ.
Cũng không phải là câu hỏi trước chúng ta rằng có phải thị trường
là một lực lượng tốt hay không. Sức mạnh tạo ra sự thịnh vượng và mở rộng sự tự
do của thị trường là không có gì so sánh nỗi, nhưng cơn khủng hoảng này đã nhắc
nhở chúng ta rằng nếu không có một con mắt theo dõi, thị trường có thể quay
nhanh khỏi vòng kiểm soát — và rằng một quốc gia không thể thịnh vượng lâu dài
khi nó chỉ tạo thuận lợi cho người giàu. Thành công của nền kinh tế chúng ta
không luôn phụ thuộc chỉ vào kích cở tổng sản phẩm nội điạ, mà còn phụ thuộc vào
sự trang trải rộng khắp sự thịnh vượng của chúng ta; dựa trên khả năng mở rộng
cơ hội của chúng ta cho mọi con tim đang sẳn lòng - không phải là từ sự ban bố
từ thiện mà vì đó là con đường chắc chắn nhất đưa đến sự lợi ích chung của
chúng ta.
Về mặt quốc phòng, chúng ta bác bỏ, coi như sai trái, sự chọn lựa
lấy an ninh để đánh đổi các lý tưởng của chúng ta. Những vị cha già lập quốc
của chúng ta, những người đã từng trực diện với nhiều hiểm nguy mà chúng ta
hiếm khi tưởng tượng nỗi, đã thảo ra một hiến chương để bảo đảm nền pháp trị và các quyền con
người, một bản hiến chương đã được truyền rộng khắp bởi máu của
nhiều thế hệ. Những lý tưởng này vẫn còn soi sáng thế giới, và chúng ta sẽ
không từ bỏ chúng vì những điều không chính đáng. Và vì vậy xin gởi đến toàn
thể những dân tộc và chính phủ đang theo dỏi chúng ta hôm nay, từ những thủ đô
lớn nhất đến ngôi làng nhỏ nơi cha tôi chào đời: xin biết rằng nước Mỹ là bạn
của mọi quốc gia và mọi người, đàn ông, đàn bà hay trẻ con, những người đang
tìm kiếm một tương lai hoà bình và phẩm giá, và rằng chúng ta đang sẳn sàng để
dẫn dắt một lần nữa.
Hãy nhớ rằng các thế hệ cha anh chúng ta trước đây đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản không chỉ bằng hỏa tiển
hay xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và những niềm tin bền bỉ. Thế hệ
cha anh hiểu rằng sức mạnh đơn độc của chúng ta không thể bảo vệ chúng ta, cũng
không cho phép chúng ta làm những gì chúng ta muốn. Thay vào đó, thế hệ cha anh
biết rằng sức mạnh của chúng sẽ lớn mạnh dần qua việc sử dụng nó một cách thận
trọng; nền an ninh của chúng ta được xây dựng từ chính nghĩa của chúng ta, từ
sự mẫu mực của chúng ta và từ những phẩm chất nghiêm nhường và kiềm chế của chúng
ta.
Chúng ta là những người giữ gìn di sản này. Được dẫn dắt bởi các
nguyên tắc này, một lần nữa chúng ta sẽ đối phó được những đe doạ mới mà đòi
hỏi sự nỗ lực, thậm chí to lớn hơn - thậm chí cần sự thông hiểu và hợp tác to
lớn hơn giữa các quốc gia. Chúng ta sẽ bắt đầu chuyển giao Iraq một cách
có trách nhiệm cho nhân dân Iraq, và tiến lên gìn giữ nền hoà bình vốn khó
giành được tại Afghanistan. Với những người bạn củ và kẻ thù
xưa, chúng ta sẽ làm việc không mệt mỏi để giảm bớt mối đe doạ hạt nhân, và
xoay ngược nỗi lo ngại về sự nóng lên của địa cầu. Chúng ta sẽ không xin lỗi vì
cách sống của chúng ta, cũng không do dự để bảo vệ cách sống này, và đối với
những ai tìm cách đạt tới mục đích của mình bằng cách khủng bố và tàn sát người
vô tội, chúng tôi nói cho các người nghe rằng tinh thần của chúng tôi mạnh mẽ
hơn và không thể bị bẻ gãy; các người không thể nào vượt qua nổi chúng tôi, và
chúng tôi sẽ đánh bại các người.
Chúng ta biết rằng di sản được dài công tạo dựng của chúng ta là
sức mạnh, không phải là sự yếu đuối. Chúng ta là một quốc gia Kitô Giáo và Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Ấn Độ Giáo — và những người không có tín
ngưỡng nào. Chúng ta được hình thành bởi mọi thứ ngôn ngữ và văn hoá, tụ hội về
đây từ khắp mọi nơi trên trái đất này; và vì chúng ta đã trải nghiệm qua vị
đắng của nội chiến và tách ly chủng tộc, và thoát ra từ thời kỳ
đen tối đó để trở nên mạnh mẽ hơn và đoàn kết hơn, chúng ta không có gì hoài
nghi mà tin tưởng rằng những thù hằn xưa sẽ có ngày qua đi; rằng những làn ranh
bộ tộc sẽ sớm biến mất; rằng khi thế giới chúng ta ngày càng trở nên nhỏ lại
thì lòng nhân đạo của chúng ta sẽ tự bộc lộ; và rằng nước Mỹ ắt sẽ đóng một vai
trò dẫn dắt mở ra một thời đại mới hoà bình.
Đối với thế giới Hồi Giáo, chúng ta tìm một lối tiếp cận mới, dựa
vào sự tôn trọng lẫn nhau và ích lợi chung.
Đối với những người lãnh đạo khác trên thế giới đang tìm cách gieo
mầm xung đột, hoặc đổ lỗi và qui trách nhiệm cho phương Tây về những thói hư tật
xấu trong xã hội của họ - hãy nhớ rằng dân tộc của quí vị sẽ đánh giá quí vị về
những gì quí vị xây dựng chớ không phải là những gì quí vị phá hoại. Đối với
những kẻ bám lấy quyền lực nhờ vào tham nhũng, dối trá và bịt miệng những người
bất đồng chính kiến, hãy biết rằng các người đang đứng sai chổ trong lịch sử;
nhưng chúng tôi sẽ đưa tay ra nếu các người muốn thả lỏng nắm đấm của mình.
Đối với các quốc gia nghèo khó, chúng tôi xin hứa làm việc bên các
bạn để làm cho nông trại của các bạn được xanh tươi và để cho nước sạch tuôn
chảy; để nuôi dưỡng những sinh linh đói khát. Và đối với những quốc gia hưởng
thụ đầy đủ như chúng ta, chúng ta nói rằng chúng ta không thể làm ngơ nữa trước
nỗi thống khổ ở phiá bên ngoài biên giới của chúng ta; chúng ta cũng không thể
sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới mà không nghĩ gì đến hậu quả. Vì
thế giới đã thay đổi nên chúng ta ắt phải thay đổi với thế giới.
Khi chúng ta suy xét đường đi mở ra ở phía trước, bằng sự biết ơn
khiêm nhường chúng ta nhớ đến những người Mỹ dũng cảm vào giờ này đây đang tuần
tra các sa mạc và dãy núi xa. Họ có gì đó muốn nói với chúng ta hôm nay cũng
như những vị anh hùng đã ngã xuống đang nằm tại Arlington thì thầm qua nhiều thế hệ.
Chúng ta vinh danh họ không chỉ vì họ là những người bảo vệ sự tự
do của chúng ta mà vì họ biểu hiện cho tinh thần phụng sự; một sự sẳn lòng tìm
kiếm ý nghĩa trong điều gì đó vĩ đại hơn chính họ. Và vì vậy, trong khoảnh khắc
này — một khoảnh khắc mà sẽ định hình một thế hệ — chính tinh thần này ắt hẳn
ngự trị trong tất cả chúng ta.
Với những gì chính phủ có thể làm và phải làm, quốc gia này chung
cuộc cũng dựa vào chính niềm tin và sự quyết định của nhân dân Mỹ. Đó là sự tử
tế khi nhận vào nhà một người xa lạ khi những bờ đê bị vỡ, đó là lòng vị tha
cuả những người công nhân thà cắt giảm giờ làm của họ hơn là thấy một người bạn
mất việc mà nhờ thế đưa chúng ta qua những giờ phút đen tối nhất. Đó là sự dũng
cảm của nhân viên cứu hỏa vượt qua một cầu thang đầy khói, nhưng cũng là lòng
mong muốn của một bậc làm cha mẹ nuôi dưỡng một đứa con, và sau hết quyết định
số mệnh của chúng ta.
Những thách thức của chúng ta có thể mới mẻ. Những công cụ mà
chúng ta sử dụng để đối phó với chúng có thể mới mẻ. Nhưng các giá trị mà chúng
ta dựa vào để thành công như — chăm chỉ và thật thà, dũng cảm và công bằng,
khoang dung và hiếu kỳ, trung thành và yêu nước — những điều này là củ. Những
điều này là có thật. Chúng đã và đang là lực lượng tiến bộ thầm lặng suốt chiều
dài lịch sử của chúng ta. Điều mà chúng ta cần bây giờ là sự quay trở lại với
những giá trị thật này. Điều mà chúng ta cần hiện nay là một thời đại mới có
trách nhiệm — một sự thừa nhận từ mỗi người Mỹ rằng chúng ta có bổn phận đối
với bản thân, quốc gia, và thế giới; những bổn phận mà chúng ta không phải miễn
cưởng để chấp nhận mà nên sẳn lòng đón nhận, kiên định hiểu rằng không có điều
gì làm tinh thần thỏa mãn, vì thế định rỏ ý chí của chúng ta trong việc cống
hiến đời mình trọn vẹn cho một nhiệm vụ khó khăn.
Đây là giá và lời hứa công dân.
Đây là căn nguyên tự tin của chúng ta — đó là sự hiểu biết rằng
Thượng đế trông cậy vào chúng ta để định hình một định mệnh chưa chắc chắn.
Đây là ý nghĩa cuả tự do và tín ngưỡng của chúng ta — tại sao nam,
nữ hay trẻ con thuộc mọi niềm tin và chủng tộc có thể cùng nhau chào mừng trong
khắp quảng trường hoàng tráng này, và tại sao một người đàn ông có cha từng bị
từ chối phục vụ tại một tiệm ăn điạ phương non 60 năm trước có thể đứng trước
các bạn hôm nay để thực hiện lời tuyên thệ thiêng liêng nhất.
Vì thế chúng ta hãy cùng nhau đánh dấu ngày này bằng cách nhớ lại
chúng ta là ai và chúng ta đã đi xa như thế nào. Trong năm khai sinh ra nước
Mỹ, trong tháng giá lạnh nhất, một nhóm nhỏ những người yêu nước đã tụ lại
quanh cạnh những đống lửa tàn bên bờ một con sông đóng băng. Thủ đô bị bỏ lại.
Kẻ thù đang tiến tới. Tuyết nhốm màu máu. Vào khoảnh khắc khi mà thành quả cách
mạng của chúng ta gần như rơi vào tình thế đáng ngờ vực nhất, vị cha già dân tộc của chúng ta đã cho đọc
những lời này đến nhân dân:
'Hãy nói cho thế giới tương lai biết...rằng trong cái rét buốt của
mùa đông, không có gì có thể tồn tại ngoài niềm hy vọng và nghị lực...rằng
thành phố và quốc gia này, bị thách thức bởi mối nguy hiểm chung, đã tiến lên
để đối mặt với nó.'
Nước Mỹ hỡi. Trong lúc đối diện với những nguy nan chung, trong
mùa đông khó khăn này, chúng ta hãy nhớ đến lời bất tử này. Bằng hy vọng và
nghị lực, chúng ta hãy can đảm lần nữa để đối diện với dòng nước đóng băng, và
chịu đựng bất cứ cơn bão nào đến đây. Hãy để cho con cháu của chúng ta biết
rằng khi chúng ta bị thử thách, chúng ta đã từ chối để cuộc hành trình này kết
thúc, rằng chúng ta đã không quay lưng và cũng không nao núng; với đôi mắt nhìn
thẳng về phía chân trời cùng sự ban ơn của Thượng đế, chúng ta mang theo món
quà vĩ đại của tự do và trao nó lại an toàn cho các thế hệ tương lai.
Cám ơn. Thượng đế ban phước cho các bạn. Và Thượng đế ban phước
cho Hoa Kỳ.
Comments
Post a Comment