Có
một cậu bé sinh ra ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh. Năm lớp 10 bỏ học 2 năm vì suy nghĩ thơ
ngây; bỏ học cũng kiếm tiền chơi bời chẳng thích hơn à. Anh chị cậu bé đó mở
tiệm vàng nên cậu nghiễm nhiên trở thành ông chủ một xưởng may. Xưởng may đông
khách lắm, ai muốn có quần mặc phải đặt trước 1 tháng. Chú bé luôn rủng rỉnh
tiền tiêu.
Rồi
một buổi chiều chú bé tản bộ trên đê và chợt nghĩ; mình chẳng lẽ lại làm nghề
này cả đời ư. Nghe nói ở Sài Gòn cái gì cũng có, phải đi một chuyến cho biết.
Thế là hai anh em may vài bộ quần áo và vào Sài Gòn. Trong ví chỉ có 7500 VNĐ (lúc
ấy đủ tiền xe đi từ Hà Tĩnh vào Huế). Nhưng may mắn là đến Quy Nhơn lơ xe mới
nhớ ra có hai vị khách đáng ra phải xuống lâu rồi.
Tới
Quy Nhơn, buộc phải ăn trộm để sống qua ngày. Nghe người đi trước lúc ở nhà kể
chuyện nhảy tàu để được vào nam miễn phí , chú bé cũng nhảy tàu. Vào Sài Gòn,
không người thân thích, ngủ bờ ngủ bụi và xin ăn. Làm đủ nghề để kiếm sống. Một
thời gian sau chú bé bắt được liên lạc với một người thân ở Phan thiết nên đến
đó nương nhờ. Gia đình bà cô có 5 trai, 1 gái, toàn dân chơi trong nhà . Chú bé
đẩy xe kéo nuôi sống cả gia đình bà cô. Nhưng tất cả những kẻ tha phương, nhớ
nhà là vấn đề lớn nhất. Xe tải chạy qua nhà thì không sao, nhưng thấy ô tô
khách hướng về Bắc buổi chiều là lòng đau như cắt. Ngày về, ông anh họ bảo với
chú bé là cho chú bé tiền vì chú bé đã bỏ sức lao động cho gia đình này. Nhưng
chú bé cự tuyệt, bảo là cho ở là tốt rồi. Chú bé mua một tạ xoài để làm quà và
nhảy lên xe khách về quê.
Chú
bé đi học trở lại. Xong lớp 12, lại bỏ học đi làm tiếp. 2 năm sau lại đi học
đại học.
Chàng
thanh niên của chúng ta giỏi tiếng Pháp. Thời sinh viên xuất sắc, chàng được
một suất du học Pháp. Nhưng vì yêu Jesus nên chàng bỏ hư danh để thi vào đại
chủng viện, lọt vào top 18 người lớp giáo sinh đặc biệt trong tổng số ba trăm
sinh viên ưu tú dự thi. Tu được ba tháng, bỏ trường tu. Đó là một tin chấn động
địa phận Vinh gồm ba tỉnh- Nghệ An, Hà Tĩnh , Quảng Bình. Nói đúng hơn là một
cuộc cách mạng về tư duy cho các giáo sư đại chủng viện. Chàng tuyên bố rằng
phải ra đi vì thất vọng với lối sống quá phụ thuộc vào vật chất của tu sỹ
trường dòng. Chàng thích lối sống nghèo khó của Phật Giáo hơn. Chàng bắt liên
lạc trở lại với trường đại học ở Pháp. Họ chửi là bọn tao đâu có rỗi hơi mà mất
thời gian làm lại hồ sơ cho mày. Chửi là chửi như vậy ,nhưng họ vẫn sắp xếp để
chàng sang trường họ du học.
Với
tư duy đổi mới và nghị lực phi thường, chàng dần leo lên thạc sỹ, rồi tiến sỹ
xã hội học. Mới về Sài Gòn hai hôm trước.
Trưa
nay, tan trường, đúng lúc nhẵn ví được ông tiến sỹ này mời đi ăn cơm. Chúng
tôi, những con người hết học rồi lại bỏ rồi lại học , phiêu bạt khắp bốn phương
trời , có quá nhiều điểm chung.
Chia
tay ông tiến sỹ, những lời động viên ông dành cho tôi thật quý vô cùng. Dư âm
cuộc trò chuyện sẽ còn vọng mãi trên con đường học thuật của Tôi.
(Bài
đăng trên mạng xã hội của một người bạn)
Comments
Post a Comment