Sẽ chẳng thấm vào đâu nếu người dân không đồng lòng, không sáng
tạo ra cách tự cứu chính mình.
Saemual Undong, là kỳ tích thần kỳ của đất nước Hàn Quốc. Sau 30
năm thực hiện đã đưa một quốc gia đói nghèo nhất thế giới thành đất nước công
nghiệp đứng vị trí thứ 12 trên thế giới; đưa thu nhập bình quân đầu người từ 85
USD/năm lên 10.000 USD/năm...
Có thể nói Saemuel undong là hình mẫu kinh điển về xây dựng và
phát triển nông thôn trên thế giới trong thế kỷ 20.... Câu chuyện ở xứ sở kim
chi có thể gợi mở nhiều điều cho chính chúng ta.
Ra đời trong nghèo
đói
Hàn Quốc nằm ở phía đông lục địa châu Á có nền văn hóa giàu bản
sắc trên 5.000 năm. Cũng chung hoàn cảnh lịch sử như nhiều nước trong khu
vực, Hàn Quốc đã từng bị xâm lược trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bị rơi vào
vòng xoáy cuộc chiến tranh lạnh kéo dài và bị chia làm 2 đất nước. Chiến tranh
đã đẩy Hàn Quốc vào đói nghèo, lạc hậu. Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ 20,
Hàn Quốc "nổi tiếng" là quốc gia thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. Thu
nhập bình quân đầu người chỉ 85 USD/năm.
Không chỉ chìm đắm trong đói nghèo, đất nước này còn bị đẩy xuống
tận cùng bất ổn xã hội. Ông Young Jo Lee, một nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên
tham tán thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam bồi hồi nhớ lại: "Phần lớn người
dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu, bị lũ lụt
và hạn hán xoay vần hành hạ thường xuyên. Xã hội hỗn loạn. Lòng người thờ ơ, vô
vọng, không có niềm tin".
Một con số thống kê bổ sung vào bức tranh ảm đạm lúc bấy giờ:
85% dân số sống trong những mái nhà tranh rách nát; 80% dân số nông thôn không
có điện, phải thắp đèn dầu. Và, đáng ngạc nhiên hơn là bức tranh ảm đạm ấy hãy
còn cách nay không xa, chỉ vào nhưng năm 1990.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc lúc bấy giờ là Tổng thống Park Chung Hee
cùng Chính phủ của ông đứng trước thách thức to lớn là làm sao phải giải
quyết nạn đói triền miên và cái nghèo rách nát không có thể tệ hơn được nữa.
Ông xác định công việc đầu tiên là phải làm sao tạo ra nhiều sản phẩm để giải
quyết những yêu cầu bức thiết trước mắt và có tiền đề để tăng trưởng kinh tế.
Phía sau là chân tường
Kế hoạch 5 năm lần đầu tiên ra đời năm 1962 đã tạo dựng được nền
móng ban đầu cho giai đoạn sau dù rất khiêm tốn. Một số lĩnh vực kinh tế được hồi
phục, phát triển ở đô thị. Thanh niên nông thôn đổ về các thành phố kiếm
việc làm. Tuy nhiên, thay đổi này hãy còn quá nhỏ trước thực trạng ốm yếu của nền
kinh tế, chưa đủ sức nói kéo nguy cơ phân rã trong xã hội Hàn Quốc. Xã hội nông
thôn hãy còn chìm đắm trong nghèo đói trầm kha.
Trận lũ lụt lịch sử năm 1969 đã giáng thêm một đòn nặng nề vào đất
nước Hàn đang què quặt, ốm yếu. Nhìn cảnh người dân phải lam lũ tu sửa nhà cửa,
đường sá và cơ sở hạ tầng nhằm duy trì đời sống, Tổng thống Park bất lực
khi Chính phủ không thể trợ giúp được gì. Ông đã nhiều ngày đêm làm việc với
các quan chức, chuyên gia tìm cách giúp phát triên nông thôn. Chính phủ có thể
bố trí được một nguồn lực ít ỏi trợ giúp, song ông nhận định: "Sẽ chẳng
thấm vào đâu nếu người dân không đồng lòng, không sáng tạo ra cách tự cứu chính
mình". Cho nên, Chính phủ phải giúp cho người dân hợp tác, giúp đỡ nhau
làm điều quan trọng nhất!
Ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào Saemaul Un dong ra
đời và không ngừng lớn mạnh sau này.
Bắt đầu từ những việc
nhỏ nhưng thiết thực
Với số vốn ngân sách ít ỏi, Chính phủ Hàn Quốc quyết định bắt đầu
từ những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân nông thôn để giải quyết từng bước.
Giai đoạn đầu có 10 dự án được đưa ra gồm 3 lĩnh vực: Mở rộng và nắn thẳng
đường sá ở nông thôn; Làm lại mái nhà bếp và hàng rào trong từng gia
đình; Xây dựng giếng nước công cộng và khu giặt giũ cho cộng đồng.
Sau một năm thực hiện, kết quả ban đầu đã có 16.000 xã, khoảng ½
số xã ở nông thôn đã có bước cải thiện rõ. Chính phủ Hàn Quốc tự tin, quyết
định triển khai nâng cấp trên toàn quốc trên tinh thần dựa vào nội lực vào lao
động sẵn có ở nông thôn.Giai đoạn đầu này có 35.000 xã được Chính phủ trợ
cấp miễn phí mang tính "kích hoạt". Cụ thể mỗi xã được 355 bao xi
măng. Còn lại là phát huy nội lực sẵn có. Toàn bộ kế hoạch ban đầu giao cho
chính quyền xã quản lý.
Với những xã đã biết tự giúp chính mình đạt những mục tiêu ban đầu,
Chính phủ khuyến khích bằng cách cấp 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi
xã. Yều cầu đề ra của giai đoạn 2 này là thay nhà tranh vách đất bằng nhà ngói,
vách tường; mở rộng đường sá, tu bổ đê điều, cầu cống.
Bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi rõ rệt. Quan trọng hơn,
người dân nông thôn đã lấy lại sự tự tin. Những người trước kia thờ ơ,
buông trôi nay đã hăng hái bắt tay xây dựng lại ngôi nhà, làng xã của mình.
Nông thôn đã chuyển mình, phát triển. Nhiều nơi đã có tìn hiệu đô thị hóa.
Đánh giá lại thành quả ban đầu 2 năm thực hiện, Chính phủ Hàn
thêm tự tin, quyết định đầu tư đẩy mạnh Saemual Undong phát triển theo chiều
sâu. Chính phủ chia 35.000 xã thành 3 lĩnh vực: cơ sở, tự lực và tự lập. Tùy
theo tốc độ phát triển, mỗi lĩnh vực được Nhà nước trợ cấp khác nhau.
Cứ như vậy, tiếp nối thành công là một bước nâng cấp tiếp theo.
Giai đoạn về sau các Chính phủ Hàn tăng cường các dự án về môi trường
để nâng cao đời sống người dân ở làng mới. Đường ống nước và các phương
tiện cộng cộng được đầu tư cùng với những khu bếp và nhà tắm hiện đại
hơn. Ở từng làng, Nhà nước chú trọng xây dựng các trung tâm giải
trí đa chức năng, cửa hàng và các dịch vụ công cộng.
Tính hiệu quả kép của nhiều dự án đã phát huy, góp phần
nâng cao, gia tăng thu nhập cho nông dân và đời sống tinh thần, mở mang tầm hiểu
biết. Những con đường mở rộng đã giúp cho xe vận tải đến tận đồng ruộng chở sản
phẩm đi tiêu thụ, giảm chi phi rất nhiều...
Thành quả và nền tảng
cho công nghiệp hóa
Năm 1974, lần đầu tiên trong lịch sử nghèo đói của mình, đất nước
Hàn Quốc đã tự cung tự cấp được lương thực. Cái đói và những bất ổn xã hội kèm
theo đã bị đẩy lùi. Đây là kết quả của các dự án phổ biến kiến thức nông nghiệp,
thay đổi phương pháp canh tác.
Ông Young Jo Lee, nhà ngoại giao kỳ cựu nhận định: "Đó thực
sự là cuộc cách mạng! Tập quán trồng lúa và lúa mạnh xưa kia được thay đổi triệt
để bằng các phương pháp canh tác tổng hợp. Các khu liên hợp nông nghiệp trồng
luân canh nhiều sản phẩm có giá trị cao, gia tăng thu nhập cho nông dân. Lần
đâu tiên trong mùa đông giá rét của miền đất lạnh lẽo, nông dân có thể thu hoạch
rau sạch trong nhà kính mang đến các cửa hàng bán chứ không còn trốn chui trốn
lủi tránh gió rét buốt da thịt mà bụng đói cồn cào như xưa!".
Ở đây, Chính phủ và người dân Hàn thấy rõ điều kỳ diệu mang đến
từ làm việc tập thể, hợp tác. Giảm được rất nhiều chi phí so với làm việc đơn lẻ.
Nhờ làm việc tập thể, gắn bó, nhiều sáng kiến, sáng tạo ra đời, góp phần gia
tăng lợi nhuận.
Các làng chài ven biển xưa kia chỉ biết đánh bắt từ thiên
nhiên, nay đã chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản mang lại hiệu quả cao. Chăn
nuôi heo gà theo phương pháp mới không những sạch sẽ, chất lượng mà năng suất
cao hơn, mang lợi nhuận lớn hơn.
Thêm vào đó hệ thống thủy lợi được đầu tư gia cố liên tục
làm sạch đồng ruộng, sông ngòi được thiết kế liên kết với các vùng các xã lân cận
không chỉ tiết giảm chi phí mà còn mở rộng tiện ích sử dụng, hiệu quả cao
hơn, góp phần khích lệ tinh thần hợp tác rộng rãi hơn.
Chính phủ còn đầu tư cho nhiều nhà máy ở khu vực nông thôn để chế
biến hàng nông lâm, thủy hải sản, vừa tăng giá trị hàng hóa sản xuất và tăng
thu nhập cho nông dân.
Năm 1974, thu nhập của người dân ở nông thôn đã cao hơn.
Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay. Năm 1977, 98% các xã đã hoàn toàn có
thể độc lập về kinh tế, không còn trợ giúp của Chính phủ.
Thành công của phong trào Saemuel không chỉ trên lĩnh vực kinh tế.
Lớn và sâu sắc hơn nữa là đã hồi phục và xây dựng được tinh thần tự tin, tự lực,
có trách nhiệm vươn lên của từng người dân trên cơ sở hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau.
Tổng thống Park nhận định: “Xã hội không thể tồn tại và đi
lên bền vững nếu không có những tâm hồn mạnh mẽ và những phẩm chất đạo đức tuyệt
vời…”.
Vào thời điểm đó, phong trào Saemuel đã vượt lên ra khỏi mục
tiêu và ý nghĩa ban đầu là xây dựng làng mới. Nó đã tạo nên một khí thế mạnh mẽ
cho sự phát triển không ngừng, vượt ra xa những mong ước xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc ở nông thôn. Saemuel đã lan tỏa ra cả xã hội Hàn Quốc. Các nhà
máy, công sở, trường học, thành phố và các lĩnh vực khác cũng tràn ngập khí thế
Saemuel.
Từ thủ đô cho tới các đô thị trong nước đã ra đời nhiều dự án chống
tham nhũng và xây dựng đô thị mới văn minh. Một chiến dịch Saemuel gồm 3 nội
dung chính ra đời bao gồm tinh thần (Mentality), cư xử (Action) và môi trường
(Environmental) ra đời, triển khai tới tận từng gia đình, cá nhân.
Chiến dịch tinh thần là xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi
hơn với láng giềng, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng
cao ý thức trách nhiệm cộng đồng. Lòng hiếu thảo và sự tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau được tôn vinh lên thành tiêu chuẩn của đạo đức trong xã hội.
Chiến dịch cư xử nhấn mạnh đến ý thức kỷ luật, trật tự nơi công
cộng, trên đường phố cũng như hành vi tích cực nơi công cộng, trong tổ chức. Nạn
say rượu bị cấm vì sẽ dẫn đến cách ứng xử không đúng đắn.
Chiến dịch môi trường chú trọng vào việc vệ sinh sạch sẽ khu vực
sinh sống và làm việc, giữ gìn môi trường tự nhiên và trồng cây
xanh trên đường phố và dọc bờ sông…
Lan tỏa sức mạnh
Saemuel
Tại các công sở, tinh thần Saemuel thể hiện ở trong các kế
hoạch học tập tập trung vào việc sáng tạo, tạo ra các giá trị và niềm
tinh lành mạnh, cung cách ứng xử đúng mực với đồng nghiệp. Mục tiêu chính
là xây dựng được sự thống nhất và trật tự, kỷ cương, giúp nhau cùng tiến bộ
phát triển. Đồng thời phải có trách nhiệm với những người khó khăn, người vô
gia cư ngoài xã hội; có bổn phận góp phần giúp đỡ nông thôn cùng tiến bộ.
Sâu sắc hơn là ngay tại các vùng nông thôn, nơi cung cấp nguồn
lao động cho cá các máy đã xây dựng hệ thống dịch vụ công cộng mang tính
giáo dục rất cao. Những thư viện trang bị sách báo, tài liệu và các cuộc
nói chuyện là cách để xây dựng những quy tắc đạo đức rất “mềm” và có hiệu
quả. Học sinh, thanh niên ở cơ sở được học về tinh thần Saemuel và các kỷ năng
thực hiện, đóng góp cho phong trào chứ không phải chỉ học để biết. Riêng ở nông
thôn, sách báo, tài liệu về các phương pháp canh tác mới luôn được bổ sung cập
nhật kịp thời. Điều này đã góp phần lớn thay đổi nhận thức của người dân và tạo
ra những đột phá lớn trên đồng ruộng, đẹm lại hiệu quả cao.Tại các nhà máy,
công ty, phong trào Saemuel hướng tới khôi phục lạc quan tin tưởng với các khẩu
hiệu “Mọi công nhân đều là thành viên trong một gia đình”, “ Việc của nhà
máy là công việc của bản thân”… Vì vậy, mọi người phải đoàn kết, đồng lòng cùng
đóng xây dựng nhà máy, công ty phát triển vững mạnh. Để cũng cố nền tảng cho nền
công nghiệp đang manh nha phát triển, phong trào Saemuel chú trọng vào những kỹ
năng đoàn kết, đồng lòng như thu hẹp khoảng cách giữa công nhân và giới chủ,
xây dựng quy tắc ứng xử lành mạnh.
Phong trào Saemuel không đơn thuần là một kế hoạch hành động!
Các chuyên gia nghiên cứu khẳng định: “Đây thực sự là một cuộc cải tổ về ý thức
cho cả dân tộc vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng chứ không vì bất cứ cá
nhân nào, dựa trên tinh thần mạnh mẽ như “Đã làm là được”, “Tất cả đều có thể
làm được”, “Nhất định phải làm” v.v….
Sự thịnh vượng là mục tiêu cần phải tiến tới không chỉ về mặt vật
chất mà bao hàm cả ý nghĩa tinh thần, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cho cả
con cháu mai sau. Đó là nền tảng cho cuộc sống tốt đẹp hơn trong mỗi gia đình,
làng xã, góp phần vào tiến bộ chung cho quốc gia.
Ngọn cờ 3 lá: Cần cù
– Tự lực – Hợp tác
Dự cảm của Tổng thống Part Chung Hee đã có câu trả lời trong quá
trình thực hiện phong trào Saemuel “Nếu không có sự nỗ lực của nông dân, phong
trào sẽ thất bại!”.
Vì vậy, để phát huy sức mạnh của nông dân và sau này là các
thành phần khác, phong trào đã đề ra 3 phẩm chất quan trọng, biểu tượng là ngọn
cờ 3 lá của phong trào, đó là sự cần cù (Diligence), tinh thần tự lực (Self
help) và hợp tác (Cooperation).
Các khẩu hiệu sinh động đã trở thành máu thịt trong từng người
dân như “Trời chỉ giúp ai biết tự cứu mình”, “Ai cũng có thể làm chủ số phận của
mình”… Nhờ vậy trên khắp đất nước Hàn Quốc đã trở thành công trường thực sự. Đã
xuất hiện nhiều tấm gương lao động cần cù mà chúng ta khó có thể tưởng tượng được
như nhiều tập thể chỉ ngủ một ngày 4 tiếng, giành thời gian lao động cho kịp
mùa vụ, kịp làm ra sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
3 phẩm chất trên cũng là 3 nguyên tắc chủ đạo của phong trào,
chính là hạt nhân sức mạnh cho công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến, một quốc
gia thịnh vượng cùng với các yêu cầu cơ bản khác như đất nước thống nhất, hòa
bình độc lập và trật tự, kỷ cương cho mọi người.
Chính phủ Hàn Quốc đã khôn khéo khơi dậy và nuôi dưỡng, thổi vào
lòng tự trọng, tự hào yêu quê hương, đất nước của người dân thành sức mạnh vật
chất và tinh thần mạnh mẽ, đủ sức vượt qua mọi khó khăn trở ngại để chiến
thắng đói nghèo, lạc hậu.
Bài học từ Saemuel
Undong
Theo các tài liệu ghi chép lại, giai đoạn đầu của phong
trào, Chính phủ giao quyền rộng rãi cho chính quyền cấp xã. Một số cơ quan ban
ngành của Chính phủ tham gia hỗ trợ, thực thi, trong đó có Chính quyền cấp tỉnh
và huyện.
Cấp xã có Ủy ban điều hành có nhiệm vụ lập kế hoạch và điều
hành thực hiện. Tiêu chí đầu tiên của các dự án là phải được sự đồng tình
của người dân, tăng thu nhập cho dân; góp phần cải thiện đời sống của người dân
trong vùng và có lợi ích lâu dài. Trước khi thực hiện, dự án phải được thông
qua xem xét phê duyệt của Hội đồng cấp huyện và tòa án đồng cấp.
Chính phủ kêu gọi sự đóng góp của nhân dân để thực hiện các dự
án. Ngoài ra, còn có sự trợ giúp khác bằng vật liệu, vốn và công nghệ.
Trong giai đoạn triển khai, quy trình đề ra phải có 3 báo cáo
chính là báo cáo tiền dự án, báo cáo lâm thời và báo cáo tổng kết. Hiệu
quả của dự án đưa vào vận hành được nghiên cứu rất kỹ để phát triển các dự
án tiếp theo. Các báo cáo dự án được xem là tài liệu quan trọng, được sử dụng rộng
rãi trong chế độ bổ nhiệm cán bộ cấp xã.Trong quá trình thực hiện, mỗi tháng ít
nhất có 2 lần Nhà nước cử chuyên gia về phân ban có nhiệm vụ báo cáo, tóm tắt
hàng tháng, tổng kết tiến độ hàng năm. Sau đó, rất quan trọng là phải có đánh
giá từng giai đoạn.
Chính phủ Hàn cũng đưa ra mục tiêu: Nơi nào có lãnh đạo giỏi, tận
tâm tận lực thì triển khai dự án rất tốt theo đúng định hướng. Những nơi có
lãnh đạo kém chỉ tiêu phí tài nguyên một cách vô ích!
Năm 1972, Học viện đào tạo Saemuel ra đời. Mỗi xã cử 1 cán bộ
tham gia khóa học. Trong các khóa học, điều được nhấn mạnh là sự cống hiến
quên mình, nêu gương cho quần chúng nhân dân noi theo. Điều đáng nói là vai trò
của phụ nữ được đánh giá cao trong phong trào Saemuel, thể hiện ở các khóa đào tạo
của Học viện rất nhiều nữ cán bộ được bồi dưỡng cung cấp cho các địa phương.
Vai trò của phụ nữ trong phong trào đã tạo ra nhiều kết quả khác
biệt, mới lạ. Phụ nữ đứng ra gây quỹ cho địa phương; tham gia phong trào giữ
gìn vệ sinh làng xóm sạch sẽ; ngăn chặn rượu chè, cờ bạc…
Hơn 30 năm đã qua, nhưng phong trào Saemuel- tinh thần Saemuel vẫn
còn vẹn nguyên trong tâm trí người Hàn Quốc. Bởi nhờ phong trào này làm tiền đề
sức mạnh để đất nước Hàn trở mình vươn lên thành đất nước công nghiệp hiện đại
bậc nhất thế giới; là điển hình thần kỳ như cổ tích của một quốc gia từ
đói nghèo bước ra.

Comments
Post a Comment