Trước hết nói về chất lượng giáo viên Việt Nam. Học sinh không
được thầy cô chuẩn bị tâm thế trước khi học. Không biết được ý nghĩa của việc học.
Người biên soạn chương trình cũng không biết được mình viết cho
ai, để làm gì?
Giáo dục không phải là rót đầy thùng nước , mà là thắp nên những
ngọn nến. Học sinh mình học bao nhiêu cũng thấy chưa đủ. Bên phương tây người
ta chỉ cần biết sin,cos là gì và ứng dụng cơ bản thôi. Hãy xem đề thi của mình
về phần sin, cos. Trời ơi, nào là tách, ghép, đặt ẩn phụ, dùng biểu thức liên hợp…
để mà làm gì? Trong khi không biết trong tự nhiên sin, cos nằm ở đâu như học
sinh trung học cơ sở ở Nhật.
Học sinh Việt Nam học ngược. Người Mỹ học theo kiểu thực hành
trước, gặp vấn đề nảy sinh rồi mới tra sách và thảo luận để giải quyết vấn đề.
Việt nam mình lại học theo kiểu đọc cả quyển sách 300 trang chỉ để giải một bài
toán. Như vậy rất mất thời gian. Học sinh ta giải bài khó rất tốt ,nhưng lại
không thể thực hành. Học sinh Việt Nam thi nghề điện thì hài lắm. Học xong nghề
điện cấp 3 không biết bắt điện cho gia đình, trong khi học sinh của Nhật Bản
trình độ về điện học đã tương đương trung cấp của mình.
Học sinh giỏi bên Mỹ sang Việt Nam thi đại học chắc rớt 100%, vì
bài tập của mình chỉ là những con số vô nghĩa.
Chủ yếu là tư tưởng của hai nơi khác nhau. Một nơi , người ta
coi trọng người giỏi hơn người giàu. Người ta muốn được nổi danh trong giới
khoa học hơn là trúng số một triệu đô-la. Còn Việt Nam, học chỉ để kiếm tiền.
Bây giờ so sánh hai
bà mẹ. Một bà mẹ It-xra-en đón con đi học về bằng một nụ cười: “hôm nay con đã
học được điều gì”. Còn bà mẹ Việt Nam thì mặt hầm hầm: “Hôm nay con được mấy điểm”.
Người Việt Nam rất
thông minh. Nhưng nền văn hóa hướng cái thông minh đó theo đường mẹo vặt, thủ
đoạn. Người Nhật, Nam Hàn, Do Thái thông minh theo kiểu trí tuệ. Họ thông minh
không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả dân tộc. Thông minh cho tất cả mọi người
xung quanh chứ không phải thông minh ích kỷ như mình. Học sinh mình đi qua thấy
cái bàn bị gãy thì đá một phát cho nó gãy thêm. Học sinh Nhật mang đồ ra sửa,
dù đó không phải là đồ của mình.
Tâm lý giáo dục khác hẳn. Ở nước ngoài, người ta dạy và học theo
lối đối thoại. Do đó thầy giáo cần phương pháp hơn là chuyên môn .ở Việt Nam
thì theo lối độc thoại, một mình thầy phải tự làm tất cả, cho nên thầy giáo ở
Việt Nam phải giỏi về chuyên môn, nhưng lại rất yếu về phương pháp. Các thầy tả
rất nhiều,nhưng gợi thì rất ít. Thầy giáo ở Mỹ nói ít , nhưng học sinh lại thấy
niềm say mê trong việc tự học ở nhà.
Việt Nam đang loạn trong ngành giáo dục. Học sinh sáng học, trưa
học, tối học. Học ở lớp, học nhà thầy… như một cỗ máy. Các em đáng lẽ phải dành
thời gian đó để ngắm những vì sao trên trời, để hít một hơi khí trong lành nơi
thảo nguyên lộng gió, hay phóng tầm mắt nhìn biển rộng đồng xanh. Đáng tiếc, nền
giáo dục và nền văn hóa đã lấy hết tuổi thơ của các em mất rồi. Các em thật là
bất hạnh.
Comments
Post a Comment