QUỐC KỲ BHUTAN
Quốc kỳ Bhutan (Dzongkha: ཧྥ་རན་ས་ཀྱི་དར་ཆ་; Wylie: hpha-ran-sa-kyi
dar-cho) dựa trên truyền thống dòng Drukpa của Phật giáo Tây Tạng và
thể hiện rồng sấm Druk trong thần thoại Bhutan. Thiết kế cơ bản của quốc kỳ là
của Mayum Choying Wangmo Dorji và có niên đại từ 1947. Một phiên bản được trưng
bày tại lễ ký Hiệp định Ấn Độ-Bhutan năm 1949. Một phiên bản thứ nhì bắt đầu
vào năm 1956 trong chuyến đi của Quốc vương Jigme Dorji Wangchuk đến miền đông
Bhutan; nó dựa trên hình ảnh từ thiết kế năm 1949 và thể hiện một Druk màu trắng
trên nền lục.
Bhutan trong lịch sử được biết đến bằng nhiều tên gọi, song người
Bhutan gọi quốc gia của họ là Druk theo tên của rồng sấm Bhutan. Truyền thống
này bắt nguồn từ năm 1189, khi người sáng lập dòng Drukpa của Phật giáo Tạng là
Tsangpa Gyare Yeshe Dorje theo tường thuật thì chứng kiến thung lũng Namgyiphu
tại Phoankar, Tây Tạng rực sáng với cầu vồng và ánh sáng. Ông cho rằng đây là một
điềm lành, do vậy tiến vào thung lũng để chọn một điểm để xây dựng một chùa,
ngay lúc đó ông nghe được ba hồi sấm - một âm thanh do rồng druk tạo ra theo đức
tin phổ biến của người Bhutan. Chùa được Tsangpa Gyare xây dựng năm đó được đặt
tên là Druk Sewa Jangchubling, và trường phái giảng đạo của ông được gọi là là
Druk. Trường phái Druk sau đó phân thành ba dòng. Cháu trai và người thừa kế
tinh thần của Tsangpa Gyare thành lập một trong ba dòng với tên gọi Drukpa,
dòng này sau đó được truyền bá khắp Bhutan. Bản thân quốc gia này sau đó cũng
được gọi là Druk. Truyền thuyết này cung cấp một giải thích về việc làm sao biểu
tượng của rồng lại tạo thành cơ sở của quốc kỳ Bhutan. Một giả thuyết khác cho
rằng quan điểm tượng trưng hóa chủ quyền và quốc gia bằng hình dạng một con rồng
là điều xuất hiện tại Trung Quốc và những quân chủ Bhutan tiếp nhận nó làm một
biểu tượng cho vương thất và đầu thế kỷ 20.
Ý nghĩa:
màu vàng biểu thị truyền thống dân gian và quyền lực thế tục với
vai trò là hiện thân của Druk Gyalpo, long vương của Bhutan, là người có y phục
vương thất truyền thống bao gồm một kabney (khăn choàng) màu vàng. Nửa cam biểu
thị truyền thống tinh thần Phật giáo, đặc biệt là các phái Drukpa Kagyu và
Nyingma. Rồng sấm Druk được đặt đều qua đường giữa hai màu. Việc đặt Druk tại
trung tâm của quốc kỳ qua đường phân chia giữa hai màu nền biểu thị tầm quan trọng
tương đương của các truyền thống dân gian và tăng lữ tại Vương quốc và gợi lên
sức mạnh của liên kết thiêng liêng giữa chủ quyền và nhân dân. Màu trắng của
Druk biểu thị cho sự thanh khiết của những tư tưởng nội tâm và hành động nhằm
đoàn kết toàn bộ nhân dân Bhutan vốn đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ. Những đá
quý được giữ trong vuốt rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ
nhân dân tại Bhutan, trong khi mồm gầm gừ của rồng biểu thị cam kết của các thần
linh Bhutan về việc bảo hộ Bhutan.
QUỐC KỲ ALBANIA
Quốc
kỳ Albania (tiếng Albania: Flamuri i Shqipërisë) là một lá cờ có nền đỏ với một
con đại bàng đen hai đầu ở trung tâm. Đó là quốc kỳ có hai màu đỏ và đen của một
được Nhà nước công nhận.
Con
đại bàng là biểu tượng của quốc gia và người Albania và đã được sử dụng cho mục
đích thuộc về huy chương trong thời Trung Cổ bởi một số gia đình người Albania
cao quý, trong đó dòng họ nhà Kastrioti có thành viên nổi tiếng nhất là George
Kastriot Skanderbeg. Kastrioti áo của cánh tay, miêu tả một con đại bàng hai đầu
trên một nền đỏ, trở nên nổi tiếng khi ông lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại
Đế chế Ottoman trong nền độc lập ngắn hạn ở một số khu vực tại Albania giai đoạn
1443-1478. Nó là con đại bàng có nguồn gốc từ đại bàng hai đầu của Hạ viện
Palaiologos, một trong các triều đại cai trị của đế quốc Byzantine.
Biểu
tượng này đã được người Albania tái sử dụng trong thế kỷ 19 như là một biểu tượng
nền độc lập của đất nước từ Đế quốc Ottoman. Ngày 28 tháng 11 năm 1912, Tuyên
ngôn Độc lập Albania đã được công bố và lá cờ chính thức được thông qua, thành
biểu tượng của một quốc gia độc lập hoàn toàn.
QUỐC KỲ ĐÔNG SAMOA
Quốc kỳ của Đông
Samoa (hay còn gọi là Samoa thuộc Mỹ) mang biểu tượng con đại bàng nước Mỹ tượng
trưng cho mối quan hệ thân thiết tôn trọng lẫn nhau giữa Mỹ và Samoa. Bên cạnh
đó nó còn ngầm thể hiện sức mạnh bá chủ của Mỹ cũng như sự bảo hộ của quốc gia
này đối với Samoa.
QUỐC KỲ AI CẬP
Quốc
kỳ Ai Cập như hiện nay được chọn sử dụng vào ngày 4 tháng
10 năm 1984. Quốc kì Ai cập gồm nền đỏ trắng đen và con
chim ưng ở giữa. Hình ảnh con chim ưng ngẩng đầu đứng thẳng tượng
trưng cho sự dũng cảm và thắng lợi, được gọi là “con chim ưng Salaitna” theo
tên của một lãnh tụ vĩ đại đã đánh trả đội thập tự chinh của châu Âu
vào năm 1175.
Màu
đỏ tượng trưng cho giai đoạn trước Cách mạng đưa một nhóm sỹ quan quân đội lên
nắm quyền lực sau khi đảo chính lật đổ vua Farouk (đổ máu), vua Ai Cập.
Đây là khoảng thời gian đấu tranh chống lại sự đô hộ của Anh đối với
quốc gia này. Màu trắng tượng trưng cho sự kiện Cách mạng năm 1952 chấm dứt chế
độ quân chủ nhưng không gây đổ máu. Màu đen tượng trưng cho việc kết thúc đàn
áp nhân dân Ai Cập của chế độ quân chủ và chế độ thực dân Anh. Các màu này
trên lá cờ cũng có thể thấy ở quốc kỳ các quốc gia Yemen, Syria,
và Iraq.
QUỐC
KỲ KAZAKHSTAN
Quốc kỳ hiện tại của Kazakhstan (tiếng Kazakh:
[Қазақстан туы Qazaqstan twı] đã được thông qua ngày
4 tháng 6 năm 1992, thay thế lá cờ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết
Kazakhstan Lá cờ được thiết kế bởi Shaken Niyazbekov. Các màu được chọn là lấy
từ lá cờ thời Soviet trừ màu đỏ.
Quốc kỳ của Cộng hòa Kazakhstan có một mặt trời
vàng với 32 tia ở trên một con Đại bàng hung màu vàng đang tung cánh bay, cả
hai nằm giữa một nền trời màu xanh; bên trái được trang trí bằng các mẫu
"koshkar-muiz" (sừng cừu) màu vàng,màu xanh có ý nghĩa tôn giáo tới
Các dân tộc Turk của đất nước này, và vì vậy,nó tượng trưng cho văn hóa truyền
thống và sự đoàn kết dân tộc. Nó cũng có thể đại diện cho những Tengri như nước,
mặt trời,những nguồn gốc của sự sống và năng lượng, là minh chứng cho sự giàu
có và sung túc. Tia nắng mặt trời giống như những hạt ngũ cốc,những thứ là cơ sở
của giàu có và thịnh vượng. Đại bàng đã xuất hiện trên những lá cờ của các bộ lạc
kazakhstan trong nhiều thế kỷ và đại diện cho tự do, quyền lực, đường đến tương
lai. Tỉ lệ lá cờ là 1:2
Màu vàng và xanh được thừa hưởng từ lá cờ thời
Soviet, màu vàng là màu búa liềm trong khi màu xanh từ phần cuối lá cờ.
Các mẫu vễ đại diện cho nghệ thuật và truyền
thống văn hóa của các vương quốc xưa và người Kazakh. Ánh sáng màu xanh nền là
cho các dân tộc Turk bao gồm người Kazakh, người Tatar, người Uyghur, người
Uzbek và các dân tộc khác. Ánh sáng màu xanh tượng trưng cho hòa bình, tự do,
văn hóa và đoàn kết dân tộc của Kazakhstan. Mặt trời đại diện cho các nguồn gốc
của sự sống và năng lượng. Nó cũng là một biểu tượng của sự giàu có,thịnh vượng.
Các bộ lạc Kazakh đã có hình đại trên cờ của họ
hàng thế kỉ trước. Đại bàng biểu tượng cho quyền lực liên bang,Với Kazakhstan
hiện đại đại bàng là biểu tượng của độc lập, tự do.
Các bộ lạc Kazakh đã có hình đại trên cờ của họ hàng thế kỉ trước.
Đại bàng biểu tượng cho quyền lực liên bang,Với Kazakhstan hiện đại đại bàng là
biểu tượng của độc lập,tự do.
QUỐC
KỲ MEXICO
Quốc kỳ México là một lá cờ gồm ba dải màu bằng
nhau nằm dọc lần lượt từ cán sang đuôi là xanh lá cây, trắng và đỏ với hình quốc
huy của México ở giữa lá cờ. Hình dạng quốc kỳ México xuất hiện sau khi nước
này giành độc lập từ nước Tây Ban Nha sau cuộc Chiến tranh giành độc lập Mexico
năm 1821. Lá cờ chính thức hiện nay được phê chuẩn sử dụng từ năm 1968 và luật
về quốc kỳ, quốc huy và quốc ca được công bố năm 1984, mặc dù thiết kế hình ảnh
của lá cờ đã xuất hiện sớm trước đó nhiều. Tính đến nay, quốc kỳ Mexico đã có 4
lần sửa lại, chủ yếu là vì những thay đổi quốc huy México và thay đổi tỉ lệ của
lá cờ.
Quốc huy trên lá cờ của Mexico là hình ảnh một
con chim đại bàng quắp một con rắn đậu trên cành xương rồng mọc trên một mỏm đá
bên hồ nước. Hình tượng này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của người
Aztec, theo đó nếu người của bộ tộc nhìn thấy con đại bàng mang theo con rắn
như vậy đậu xuống nơi nào thì đó là nơi thuận lợi để lập kinh đô, ngày nay
chính là thủ đô Mexico
QUỐC
KỲ SRI LANKA
Quốc kì Sri Lanka (tiếng Sinhala: ශ්රී ලංකා ජාතික කොඩිය; tiếng Tamil: இலங்கையின் தேசியக்கொடி) hay còn gọi là Cờ Sư tử có hình con sư tử vàng cầm chặt thanh
kiếm chiến đấu ở giữa tượng trưng cho sự dũng cảm. Bốn lá bồ đề xung quanh biểu
trưng cho tín ngưỡng Phật giáo. Màu cà phê, cam, lục trên cờ biểu thị cho dân tộc
Sinhalese cùng các dân tộc khác ở đây. Lá cờ này đã được chọn dùng năm 1950
theo đề xuất của một ủy ban được bổ nhiệm bởi Thủ tướng thứ nhất của Ceylon,
The Rt Hon D.S. Senanayake.
CỜ
XỨ WALES
QUỐC KỲ ZIMBABWE
Zimbabwe
Flag of Zimbabwe.svg Sử dụng Quốc kỳ và cờ hiệu IFIS Normal.svg Tỉ lệ 1:2 Ngày
ra đời 18.4.1980 Thiết kế 7 dải sọc ngang màu xanh lá cây với tam giác màu trắng
chứa ngôi sao 5 cánh cùng hình Chim Zimbabwe Flag of the President of
Zimbabwe.svg Biến thể của Zimbabwe Tên Cờ tổng thống Zimbabwe Ngày ra đời 1987
Quốc kỳ của Cộng hòa Zimbabwe gồm 7 sọc ngang đều nhau màu xanh lá cây với một
tam giác màu trắng, trong đó có một ngôi sao 5 cánh màu đỏ cùng với hình con
‘’’Chim Zimbabwe’’’. Lá cờ này được chấp thuận vào ngày 18.4.1980, khi nước này
thoát khỏi sự cai trị của chế độ thực dân và trở thành một quốc gia độc lập.
Hình Chim Zimbabwe trên lá cờ thể hiện một tượng nhỏ của một con chim được tìm
thấy trong đống phế tích của Great Zimbabwe. Chim này tượng trưng cho lịch sử của
Zimbabwe; ngôi sao màu đỏ bên dưới con chim tượng trưng cho chủ nghĩa Marx và
cuộc đấu tranh cách mạng để giành độc lập, tự do và hòa bình. Như một "cái
nhắc nhở rằng quốc gia được sinh ra trong đau thương", lá cờ về mặt tổng
thể là biểu tượng chính trị, khu vực và văn hóa. Nó cũng tương tự như lá cờ của
đảng cầm quyền Zimbabwe: Liên minh Dân tộc Phi Zimbabwe – Mặt trận ái quốc.
QUỐC KỲ HỢP CHỦNG QUỐC MỸ
Đối
với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc
kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh
của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập.
Lá
cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho
13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở
góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng
trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng,
tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng,
đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay. Màu đỏ tượng
trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên
niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ
luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu
tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý,
và chân lý. Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba
Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một
ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm
có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được
giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ
chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung
thành với tổ quốc.
QUỐC KỲ CỘNG HÒA PHÁP
Ý
niệm quốc kỳ biểu tượng cho toàn thể quốc dân chỉ mới xuất hiện với cuộc Cách Mạng
Pháp năm 1789. Với cuộc cách mạng này, quốc gia không còn được xem là vật sở hữu
của một gia tộc, mà là vật sở hữu chung của toàn thể mọi ngưoi sống trong cộng
đồng. Hệ luận của quan niệm mới này là lá cờ một nước không còn là biểu tượng của
gia tộc lãnh đạo, mà là biểu tượng của toàn thể quốc dân. Người Pháp đã dùng từ
ngữ drapeau national để chỉ loại cờ này. Quan niệm của người Pháp lần lần được
người các nước khác chấp nhận và người thuộc các dân tộc nói tiếng Anh đã dùng
từ ngữ national flag khi nói đến lá cờ của mình. Drapeau national của Pháp và
national flag theo tiếng Anh đã được người Việt Nam chúng ta dịch là quốc kỳ.
Về
mặt thực hiện cụ thể thì lá quốc kỳ đầu tiên trên thế giới là cờ tam sắc của
Pháp gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, xếp ngang nhau theo thứ tự kể trên đây. Sự
hình thành của lá cờ này là kết quả của một sự thương lượng giữa hoàng gia Pháp
và nhân dân thị xã Paris. Lá cờ tiêu biểu cho hoàng gia Pháp từ nhiều đời vốn nền
trắng trên có thêu một hoa huệ màu vàng. Thời quân chủ Pháp, Paris là một thị
xã được hưởng quyền tự trị và có lá cờ riêng gồm hai màu xanh và đỏ xếp ngang
nhau. Khi người dân Paris nổi lên làm cách mạng đòi chính quyền cải tổ chế độ,
họ vẫn còn chấp nhận nền quân chủ. Nhà vua Pháp lúc đó là Louis XVI một mặt vì
nhu nhược, một mặt vì thiếu phương tiện nên không dùng vũ lực đối phó một cách
quyết liệt với phong trào cách mạng và chịu chấp nhận các yêu sách của nhân dân
Paris. Do đó, hai bên đã đồng ý lấy cờ của hoàng gia và cờ của thị xã Paris trộn
lại làm huy hiệu cho nước Pháp. Nhà vua là quốc trưởng nắm quyền Hành Pháp nên
màu trắng của cờ hoàng gia được đặt ở giữa, hai màu xanh đỏ của cờ thị xã Paris
được ghép hai bên thành một huy hiệu tam sắc. Huy hiệu này lần lần được phổ biến
khắp nơi trong nước, và đến năm 1793, Quốc Ước Hội Nghị đã chánh thức biểu quyết
lấy cờ tam sắc làm quốc kỳ cho nước Pháp.
Phải
nói rằng về mặt thẩm mỹ, cờ tam sắc này rất đẹp. Mặt khác, Cách Mạng Pháp thời
đó lấy làm tiêu ngữ ba khẩu hiệu Liberté - Égalité - Fraternité là Tự Do - Bình
Ðẳng - Bác Ái. Ba màu của quốc kỳ Pháp được xem là tiêu biểu cho ba tiêu ngữ
trên đây: màu xanh tiêu biểu cho Tự Do, màu trắng tiêu biểu cho Bình Ðẳng và
màu đỏ tiêu biểu cho Bác Ái. Cờ tam sắc của Pháp đã đẹp mà còn được giải thích
một cách đầy đủ ý nghĩa tượng trưng rất phù hợp với lý tưởng chung của nhân loại
nên quốc dân Pháp đã nhiệt liệt hoan nghênh nó và chấp nhận nó làm biểu tượng cho
mình. Về sau, nhiều nước Tây Phương khác chịu ảnh hưởng của Cách Mạng Pháp đã
chọn ba màu xanh, trắng, đỏ, làm quốc kỳ với những giải thích hơi khác nhau,
nhưng vẫn dùng ba màu này làm tiêu biểu cho các lý tưởng tự do, bình đẳng và
bác ái là nền tảng chung của các xã hội dân chủ tự do.
QUỐC KỲ IRELAND
Ireland:
Không có câu chuyện chính thức nào cho ý nghĩa của màu sắc trên quốc kỳ của
Ireland, nhưng rất nhiều người tin rằng sọc xanh là để biểu trưng cho Thiên
chúa giáo tại Ireland và sọc cam đại diện cho đạo Tin lành – những người từng
chiến đấu cho Williams của vùng Orange vào những năm 1600. Và có thể lá cờ này
đã cố gắng để thể hiện nỗ lực hòa giải hai phía này.
QUỐC KỲ TRUNG QUỐC
Trung
Quốc: Khi Đảng Cộng Sản nắm quyền ở Trung Quốc năm 1949, một cuộc thi nhằm
thiết kế một quốc kỳ mới được phát động. Trong mẫu thiết kế dành chiến thắng,
màu đỏ tượng trưng cho sự cách mạng hóa, ngôi sao lớn đại diện cho Đảng Cộng Sản
còn các ngôi sao nhỏ chính là người dân Trung Quốc.
QUÔC KỲ THỤY SĨ
Thụy
Sĩ: Dấu chữ thập trắng trên nền đỏ của quốc kỳ Thụy Sĩ thể hiện cho đạo Cơ Đốc.
Hội chữ thập đỏ đổi ngược màu sắc trên lá cờ của hội nhằm ghi nhớ công ơn của
người sáng lập ra hội, ông Henri Dunant người Thụy Sĩ.
QUỐC KỲ ÚC
Australia:
Năm ngôi sao nhỏ chính là chòm sao Chữ Thập (Southern Cross), chòm sao sáng nhất
được nhìn thấy từ Australia. Ngôi sao bảy cánh chính là ngôi sao của liên bang
(Federation Star). Mỗi cánh của nó chỉ về một trong sáu bang của Australia, và
cánh thứ bảy là để chỉ các khu vực khác thuộc Australia.
QUỐC KỲ ẤN ĐỘ
Ấn
Độ: Màu vàng nghệ trên quốc kỳ Ấn Độ thể hiện sự duy tâm, màu trắng chính
là hòa bình còn màu xanh cho sự màu mỡ, phì nhiêu, và cuối cùng là bánh
xe để thể hiện sự thay đổi.
QUỐC KỲ CANADA
Canada: Màu
đỏ thể hiện thần bảo hộ chữ thập đỏ của Anh (red cross of England’s patron
saint)và màu trắng xuất phát từ biểu tượng hoàng gia Pháp, phải ánh đây là một
quốc gia kế thừa của cả Anh và Pháp. Ở giữa chính là một chiếc lá của của loài
cây tiêu biểu ở Canada, cây gỗ thích.
QUỐC KỲ TÂY BAN NHA
Tây
Ban Nha: Bốn chiếc miếng ghép ở trung tâm quốc kỳ Tây Ban Nha nhằm tưởng
nhớ tới bốn vương quốc cổ ở Tây Ban Nha – Castile (tòa thành - The
castle), Leon (Sư tử – The Lion), Aragon (các sọc – stripes), và Navarre (sợi
xích)
QUỐC KỲ ĐAN MẠCH
Đan
Mạch: Theo truyền thuyết kể lại, quốc kỳ của Đan Mạch (“Dannebrog”) rơi từ
trên trời xuống trong một trận chiến với quân đội người Estonia vào năm 1219,
chính nó đã giúp người Đan Mạch chiến thắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia
nghiên cứu về cờ, lá cờ được thiết kế lại theo ngọn cờ chiến của thập tự quân –
crusaders (các chiến binh Cơ đốc giáo – Christian warriors).
QUỐC KỲ THỤY ĐIỂN
Thụy
Điển: Chữ thập trên quốc kỳ của người Thụy Điển có thể chỉ là một bản khác
của quốc kỳ Đan Mạch, nhưng theo như một truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 12, đức
vua Eric the Holy của Thụy Điển đã trông thấy một chữ thập màu vàng trên nền trời
xanh và từ đó thiết kế ra lá cờ cho riêng mình.
QUỐC KỲ NHẬT BẢN
Nhật
Bản: Hình tròn lớn màu đỏ ở trung tâm thể hiện mặt trời đang mọc. Đây là
biểu tượng cho Nhật Hoàng ở Nhật Bản, người được xem là hậu duệ của thần mặt trời
Amaterasu.
QUỐC KỲ NAUY
Nauy:
Nauy trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1814. Chữ thập xuất phát từ quốc kỳ
của Đan Mạch và Thụy Điển, hai nước mà từ đó quốc gia này được sinh ra. Màu đỏ,
trắng và xanh được làm nổi bật lên bởi màu sắc của cuộc Cách mạng Pháp (French
Revolution), và biểu tượng của sự tự do.
QUỐC KỲ RWANDA
Rwanda: Rwanda
giới thiệu quốc kỳ mới vào năm 2002. Màu xanh biểu tượng cho hy vọng vào
sự thịnh vượng, màu vàng đại diện cho sự phát triển kinh tế, màu xanh cho hòa
bình và mặt trời tượng trưng cho ánh sáng và thời đại khai sáng.
QUỐC KỲ VƯƠNG QUỐC ANH
Vương
quốc Anh: Quốc kỳ của anh có niên đại từ năm 1606, ba năm sau Scotland và
nước Anh được hợp nhất như là một vương quốc tự do. Lá cờ là sự kết hợp giữa chữ
thập màu đỏ và trắng của vị thần bảo hộ nước Anh(England’s patron saint),
George, và chữ thập màu xanh và trắng đại diện cho thần bảo hộ nước
Scotland(Scotland’s patron saint), Andrew.
QUỐC KỲ ĐỨC
Quốc kỳ Đức (tiếng Đức: Flagge Deutschlands)
gồm ba dải ngang bằng hiển thị các màu quốc gia của Đức: đen, đỏ, vàng. Thiết
kế này được thông qua làm quốc kỳ của nước Đức hiện đại vào năm 1919, thời Cộng
hòa Weimar.
Đen, đỏ và vàng(gold không phải yellow) trên
quốc kỳ Đức có thể gợi lại đồng phục của bính lính trong những năm đầu 1800.
Những người lính mặc bộ đồ màu đen với viền đỏ và nút áo màu vàng.
QUỐC KỲ ITALYA
Màu
xanh trên lá cờ được coi là tượng trưng cho đất đai, màu trắng cho những ngọn
núi; và màu đỏ là máu trong những trận chiến của Ý.
QUỐC KỲ HY LẠP
Một
vài người nói rằng chín sọc trên cờ Hy Lạp đại diện cho Muses (Các vị thần của
nghệ thuật) trong thần thoại Hy Lạp. Màu xanh có thể là tượng trưng của biển.
QUỐC
KỲ HÀN QUỐC
Quốc kỳ Hàn Quốc (tiếng
Hàn: 대한민국의 국기) là hình chữ nhật có nền trắng, ở giữa có hình
âm dương (màu đỏ ở trên và màu xanh dương ở dưới), bốn góc có 4 quẻ Bát Quái.
Lá cờ này được sử dụng từ năm 1950 đến nay.
Quốc kỳ được Triều Tiên
Cao Tông hoặc Park Young-hyo thiết kế năm 1882, và chính thức trở thành quốc kỳ
của nhà Triều Tiên vào ngày 6 tháng 3 năm 1883. Sau khi độc lập, cả hai miền
Bắc và Nam Triều Tiên đều sử dụng phiên bản quốc kỳ này, nhưng sau đó Bắc Triều
Tiên thay đổi quốc kỳ của mình bằng một thiết kế của Liên Xô. Quốc hội lập hiến
của Hàn Quốc đã chính thức thông qua việc thừa nhận lá quốc kỳ này từ ngày 12
tháng 7 năm 1948.
Nền trắng tượng trưng
cho "trong sạch của dân tộc". Thái cực đồ đại diện cho
nguồn gốc của vạn vật trong vũ trụ để giữ hai nguyên tắc âm và dương trong một
sự cân bằng hoàn hảo, khía cạnh tiêu cực là màu xanh lam, khía cạnh tích cực là
màu đỏ.
Nguồn: Sưu tầm
Cảm ơn tác giả một bài viết hay và chi tiết.
ReplyDeleteRất cảm ơn độc giả đã quan tâm. Mời độc giả đọc qua bài viết Quốc kỳ Việt Nam trên blog này
DeleteChào bạn bạn có thể cho mình xin đường link bài viết được không, mình đang tìm hiểu vấn đề này
DeleteGửi bạn linhks bài viết:
Deletehttps://anhhonguyen.blogspot.com/2015/01/long-tinh-ky-quoc-ky-trong-tat-ca-quoc.html
Trân trọng!