CHIẾN
TRANH NAM BẮC, 40 NĂM NHÌN LẠI
40 năm đã qua từ ngày
miền Nam thất thủ. Vậy mà chỉ mới như ngày hôm qua. Và giống như là một sĩ quan
tham gia vào cuộc chiến. Anh sĩ quan ấy không biết nên đứng bên nào của vĩ tuyến
17. Lý trí bảo mình nên tư duy cho Sài Gòn. Trái tim thúc giục mình chiến đấu
cho Hà Nội.
Tôi bơi về nguồn lịch
sử. Lịch sử của một gia đình mấy đời làm dân chính trị, một dòng họ danh gia vọng tộc bị thất sủng, và lịch sử của dân tộc có quá nhiều đau thương binh biến.
Một cuộc nội chiến đàng Trong đàng Ngoài của dân tộc Việt
Nam, đã bị phe cộng sản miền bắc ngụy biện thành cuộc chiến tranh ý thức hệ. Ừ
thì miền Bắc giải phóng miền Nam khỏi lối sống ăn chơi trác táng. Nhưng chính
miền Nam đã giải phóng miền Bắc khỏi mô hình kinh tế phản tiến hóa.
Về địa lý, Việt Nam ở vào thế nhược tiểu. Về quyền lực, dân tộc ta ở thế bần cố nông so với thế giới.Tục ngữ ta có câu “ Chó cùng cắn dậu”. Tôi không muốn nói dân nào là chó, chỉ muốn nói tới “dậu” thôi. “Dậu” mà tôi muốn nói đến là Tàu khựa, Mông Cổ, Cam Bốt, Mĩ, hay bất cứ thằng nào con nào đẩy dân ta vào cảnh tan cửa nát nhà. Cậy lớn ức hiếp bé cũng một vừa hai phải thôi. Cả thế giới phải sợ Mỹ vì Mỹ đã nói là làm. Mĩ đề phòng Nhật vì Nhật làm rồi mới nói. Nhật lại sợ Tàu vì Tàu làm mà không nói. Tàu lại ngán Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo. Nhận định này nhiều phần có lẽ đúng.
Cộng sản bảo là giải phóng miền nam. Vậy mà trí thức Sài Gòn cũ và dân Sài Gòn sợ cộng sản quá rủ nhau vượt biên sang Mỹ hết, bất chấp nguy hiểm. Tôi không trách cộng sản vì đã giết quá nhiều người. Tôi chỉ trách họ duy trì một ý thức hệ vô thần. Chính quyền vô thần thì nhân dân vô đạo. Đạo đức xã hội ta xuống cấp trầm trọng quá. Tư duy sống của dân ta biết bao giờ mới tiến bộ như Pháp, Hàn, Bỉ đây?
Về địa lý, Việt Nam ở vào thế nhược tiểu. Về quyền lực, dân tộc ta ở thế bần cố nông so với thế giới.Tục ngữ ta có câu “ Chó cùng cắn dậu”. Tôi không muốn nói dân nào là chó, chỉ muốn nói tới “dậu” thôi. “Dậu” mà tôi muốn nói đến là Tàu khựa, Mông Cổ, Cam Bốt, Mĩ, hay bất cứ thằng nào con nào đẩy dân ta vào cảnh tan cửa nát nhà. Cậy lớn ức hiếp bé cũng một vừa hai phải thôi. Cả thế giới phải sợ Mỹ vì Mỹ đã nói là làm. Mĩ đề phòng Nhật vì Nhật làm rồi mới nói. Nhật lại sợ Tàu vì Tàu làm mà không nói. Tàu lại ngán Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo. Nhận định này nhiều phần có lẽ đúng.
Cộng sản bảo là giải phóng miền nam. Vậy mà trí thức Sài Gòn cũ và dân Sài Gòn sợ cộng sản quá rủ nhau vượt biên sang Mỹ hết, bất chấp nguy hiểm. Tôi không trách cộng sản vì đã giết quá nhiều người. Tôi chỉ trách họ duy trì một ý thức hệ vô thần. Chính quyền vô thần thì nhân dân vô đạo. Đạo đức xã hội ta xuống cấp trầm trọng quá. Tư duy sống của dân ta biết bao giờ mới tiến bộ như Pháp, Hàn, Bỉ đây?
Cả thời niên thiếu đã qua của tôi dành để chửi cộng sản.
Nhưng nếu tôi sinh ra 60 năm về trước thì tôi – một chàng thanh niên 21 tuổi vẫn
sẽ đi lính cho cộng sản. Đơn giản vì cố tôi là cộng sản. Cụ tôi thì lại là cộng
sản cấp cao thời chiến không nói làm gì. Thời bình rồi mà chú tôi, bác tôi cũng
đi theo cộng sản. Chẳng lẽ tôi lại cầm súng bắn vào cộng sản? Như thế khác gì
đào mả tổ tiên ra mà rủa.Hơn nữa tôi sống ở Sài Gòn mà thích Hà Nội hơn.Tôi
thích những buổi chiều 30 tết ở Hà Nội đón tất niên. Nhớ những câu thơ xiêu
xiêu quán cóc. Nhớ cái lạnh mê hồn thủ đô. Nói tóm lại là dù Hà Nội và cộng sản
sai rành rành thì tôi vẫn đứng về phía họ. Thật là khó hiểu đối với một người
rõ ràng và công bằng như tôi.
Lật đổ một chế độ tham nhũng,chế độ mới lên cũng sẽ chỉ tốt một
thời gian rồi sau đó lại tham nhũng. Rồi chế độ mới đó sẽ lại bị lật đổ, chế độ
khác lại lên thay. Cứ như vậy vòng tuần hoàn của lịch sử chỉ kết thúc trong
ngày tận thế. Có người bảo tôi đi làm chính trị nhưng tôi từ chối vì tôi là dân
xã hội học. Chính trị giống như kế toán, xã hội học giống như kiểm toán. Làm
chính trị làm gì khi dân mình thịt chó ,thịt mèo,thịt lợn,thịt rắn không chừa
thứ gì là không ăn. Làm chính trị làm gì khi dân ta cứ nghe thứ nhạc tầm thường
và ưa nói những câu văn ngắn cũn? Học sinh cuối cấp rồi mà còn đọc Đô-rê-mon
thì tư duy đâu mà sống? Cán bộ thì không chừa chỗ nào không tham nhũng. Xã hội
Việt Nam hạnh phúc ư? Đúng, nhưng nỗi buồn xen lẫn nhiều hơn.
Tôi nhớ lại tác phẩm “Lòng yêu nước” của I-ren-bua. Biểu hiện
của lòng yêu nước thực sự là yêu từng bông hoa, từng con ngõ nhỏ, từng cánh
chim ngây thơ chuyền cành, cho đến yêu những dòng sông, ngọn núi hay đồng cỏ
xanh rì. Yêu khờ thì chết dại. Bao giờ dân Việt Nam mới biết yêu đây?
Chia sẻ từ một người bạn
Comments
Post a Comment