Cuộc Chiến Tàu - Hàn - Việt Trên Đất Saigon

CHIẾN TRANH TÀU – HÀN – VIỆT TRÊN ĐẤT SÀI GÒN

Hầu hết sinh viên nước ngoài tới miền nam Việt Nam du học đều tập trung ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đang theo học một khóa sáu tháng. Tất cả sinh viên nước ngoài đều la làng vì ngữ pháp tiếng Việt quá khó.
Tôi quen một thằng sinh viên Hàn được chính phủ cấp học bổng sang Việt Nam du học. Tên Hàn của nó tôi quên mất rồi, vì thường gọi nó theo tên Việt Nam là Đại. Mỗi khi tôi tới trường là nó lại gọi ra nhờ phụ đạo cho nó tiếng Việt một lúc. Tiếng Việt mình không có ngữ pháp cố định nên rất khó để bày cho nó. Ví dụ như từ "Cựu binh", "Cựu" là tính từ đi trước, "Binh" là danh từ đứng sau. Nhưng từ "Áo trắng" Danh từ lại đứng trước tính từ. Tiếng Anh và tiếng Hán đều dùng tính từ đứng trước danh từ. Ngữ pháp của mình lại lai cả Tàu, lai Tây, lai cả Chăm và Khơ me, nên thành món "chảo hổ lốn", rất khó cho người nước ngoài học.
Từ ngôn ngữ suy ra xã hội và chính trị. Xã hội Việt Nam rất phức tạp. Chính trị Việt Nam thì bá đạo lắm. Cả thế giới sợ nước Mỹ vì nước Mỹ đã nói là làm. Nước Mỹ lại ngán nước Nhật vì nước Nhật làm xong mới nói. Nhật lại sợ Tàu làm mà chẳng nói chẳng rằng. Tàu lại chán nản vì Việt Nam, Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo. Chẳng khác gì hệ thống ngữ pháp của mình. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.
Nhiều người nhìn vào chữ Hàn Quốc thì cứ tưởng nó là chữ tượng hình như chữ Trung Quốc. Thật ra chữ Hàn Quốc là chữ tượng âm giống như chữ Việt Nam. 
Trong suốt triều đại Vua Sejong (Thế Tông; 1418-1450), đất nước Hàn Quốc phát triển văn hóa nghệ thuật đến đỉnh cao, thời đó không thể ngờ được. Đức vua là người sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul. Một ngày ông nhìn ra cửa sổ và thấy sự liên hệ gần gũi giữa những ô vuông và cách phát âm dân Hàn. Thế là ông thiết lập hệ thống chữ cái tiếng Hàn. Cũng giống như tiếng Việt mình, tiếng Hàn nghe nói như thế nào là đọc viết như vậy.
“Tiếng nói của nước ta khác với tiếng nói của Trung Quốc nên chữ viết không giống nhau. Vì thế mà bàn dân thiên hạ nói được nhưng lại không hiểu hết được con chữ. Lòng ta cảm thấy đau xót lắm ! Ta làm ra 28 con chữ cho tất thảy mọi người dễ làm quen, dễ sử dụng trong đời sống hằng ngày.”-Vua Sejong
Việc nhìn vào khung của sổ mà nghĩ ra hệ thống mẫu tự làm nhớ tới việc bị quả táo rơi xuống đầu mà nghĩ ra định luật hấp dẫn của Newton. Mọi phát minh hầu hết là tình cờ, nhưng chỉ dành cho những bộ óc đã chuẩn bị sẵn.
Không như tiếng Trung, học chữ nào biết chữ đó chứ không đánh vần được. ngay cả dân Trung Hoa đại lục sống già đời người cũng chưa chắc thông thạo bảng chữ, các bộ,nét và các quy tắc viết . Chính phủ Hoa cộng cố tình hạn chế dạy ngoại ngữ cho học sinh khi học sinh chưa thông thạo Hán Ngữ. Mọi trường đại học chính quy ở Trung Quốc khi tuyển sinh đều có phần bắt buộc là viết bài luận. Mục đích chính là kiểm tra khả năng ngôn ngữ học và quan điểm chính trị của tân sinh viên.
Mình dạy Đại tiếng việt , thỉnh thoảng mót của nó ít tiếng Hàn. Lần đầu tiên mình biết hàn quốc, “ộp-pa” nghĩa là “anh ơi”,nhưng nam không nói từ này, chỉ nữ Hàn mới dùng
Tinh thần dân tộc của sinh viên Hàn rất cao, Samsung,LG của Đại Hàn nó mới dùng ,có cho Iphone nó cũng không lấy. Bạn không thể tìm thấy cái gì trên người sinh viên Hàn Quốc sang Việt Nam du học, đơn giản vì nó chỉ dùng hàng của nó để quảng cáo văn hóa của nó.
Đại Hàn Dân Quốc làm bá chủ thế giới, đi tới đâu cũng xâm lược về kinh tế và văn hóa tới đó. Các thương gia Hàn làm chủ một loạt các nhà hàng khách sạn nổi tiếng mới xây ở Sài Gòn. Bây giờ ra đường thấy con gái mình không mặc áo dài mà mặc cái gì mấy cô ca sĩ KPOP mặc. Thế giới chao đảo vì Gangnam Style của Psy. Lên quận nhất có những chỗ người ta nhảy Kpop tập thể, vui đáo để luôn. Một vé đi xem đêm diễn Kpop ở sân vận động quân khu 7 có giá bốn triệu, vậy mà không còn một chỗ trống.
Chính phủ Hàn Quốc xây tặng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn HCM hai cái thư viện to đùng, với hàng chục ngàn đầu sách tiếng Hàn và tiếng Anh. Hàng năm sinh viên khoa Hàn Quốc học được rất nhiều suất du học Hàn Quốc, hàng trăm khoản học bổng thừa đủ cho gái Sài Gòn móng chân móng tay, váy dài xanh đỏ và tóc xoăn kiểu Hàn. Nói chung là Hàn không tiếc tiền cho khoản ngoại giao.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của bọn Trung Quốc vì nó mạnh , nó khôn , và nó tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan.Nhưng kẻ thiết lập quyền lực mềm ở châu Á chính là Hàn Quốc. Chẳng cần súng đạn hay tội phạm công nghệ cao, chỉ cần Samsung, LG, Huyndai, Daewoo, Toshiba, và Kpop.
Lạnh lùng nhất trường là đám sinh viên Tàu. Nữ sinh Tàu nhìn kỹ mới biết nó đẹp, vì nó ít khi trang điểm. Nam sinh Trung Quốc là quán quân về văn học, xã hội học và tâm lý học , cờ vua và cờ tướng ở trường. Họ rất kín lời, không bao giờ bộc lộ quan điểm chính trị.
Tôi là người Việt gốc Hoa. Vì vậy trong tâm hồn luôn dành một thứ tình cảm đặc biệt cho cộng đồng dân tộc Hoa ở chợ Bến Thành cũng như đội du học sinh của Trung Quốc theo học tại trường này. Nhưng tôi kịch liệt phản đối chính sách bành trướng và chủ nghĩa Đại Hán của chính phủ cộng sản Trung Hoa đang áp dụng trên toàn thế giới. Có một tác giả lớn đã viết cuốn “ Chết dưới tay Trung Quốc”. Theo tôi, trước khi Trung Hoa đẩy các nước khác đến bờ nô lệ thì chính họ sẽ có những cuộc nội chiến, tàn sát về văn hóa, ý thức hệ và môi trường hết sức nặng nề.
Nhìn vào thái độ, ta biết cả người Tàu và người Hàn đều khinh thường người Việt mình. Vì vậy sinh viên Việt mình tủi thân. Người Việt mình sùng người nước ngoài, nhưng lại đối xử không ra gì với người cùng tiếng mẹ đẻ. Mặt bằng chung thì họ trí tuệ hơn ta. Thực ra người Việt mình rất thông minh. Tôi quen trong trường một số linh mục, một số nhà báo, một số nhà khoa học, một số nhà văn cũng đang theo học một số môn ở xã hội nhân văn. Đó là những bộ óc vĩ đại về xã hội học của Việt Nam. Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, sinh viên ta không phải không có các công trình xã hội học, mà là không dám công bố vì lí do chính trị. Xã hội trì trệ, nhà cải cách không dám làm cải cách nên càng ngày càng trì trệ. Sinh viên ta học nhiều hiểu ít là do thế giới quan, nhân sinh quan thua sinh viên Tàu một bậc. Thứ hai, không phải sinh viên ta không biết phương pháp mà là cách kiểm tra ra đề quá nặng phần thuộc lòng. Những sinh viên khoa Sử, ở nước ngoài thì là tinh hoa dân tộc, ở Việt Nam thì là những con vẹt. 
Muốn để thế giới thay đổi cái nhìn về Việt Nam thì tự ta phải thay đổi. Mà để thay đổi thì ta phải thay đổi ý thức hệ, thay đổi văn hóa .Do đó đừng đạp đổ một số hình tượng dân tộc để xây dựng những hình tượng khác, từ Nam Đàn cho đến Ba Đình, đập hết đi, bán sắt vụn xây cái khác.
Tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG HCM. ngày 28/04/2014

Chia sẻ từ một người bạn

Comments