Từ Sài
Gòn ra Hà Nội.
Tôi nằm cùng buồng lạnh với một đôi nam nữ
thanh niên LonDon. Bỗng một cậu bé đâu đó ném đá nghe cái bộp vào cửa sổ kính
của tàu. May mà có lưới sắt bảo vệ. Nam thanh niên hỏi tôi:
- Is that revenge the government? (phải chăng đó là sự trả
thù chế độ?)
- No. Just a game when Vietnamese boys have nothing to do. (không đâu, chỉ là một trò tiêu khiển của thiếu niên Việt Nam không có việc
gì để làm) .
Việt Nam quả thực là nước rất đặc biệt. Trung
Quốc đô hộ 1000 năm không đồng hóa nổi dân ta, Pháp 80 năm bảo hộ cũng không Âu
hóa được dân Việt nhưng Hàn Quốc thì chỉ cần 10 năm đã hoàn tất nền thống trị
về văn hóa. Tối nay Kim Hee Sun mặc váy màu gì thì sáng mai con gái Sài Gòn đã
chen nhau đi mua váy màu đó. Bi Rain cắt tóc kiểu gì thì các thợ cắt tóc ở Sài
Gòn phải tập mẫu tóc đó. Phim Hàn sến lắm, toàn là kết cục bi thảm mà các bà o
của tôi xem không bỏ tập nào, khi nào xem xong cũng rơm rớm nước mắt. Chỉ có
một mô-tip thôi,đó là thời trẻ yêu đương, sau đó làm ăn vất vả rồi chàng trai
hoặc cô gái bị ung thư rồi chết. Lúc nào cũng lặp đi lặp lại điệp khúc đó mà bà
cô của tôi ở Đức Thọ đừng hòng cho tôi chuyển sang kênh bóng đá khi bà đang xem
phim Hàn.
Người Việt Nam nghèo mà hạnh phúc . Tôi đã trả
giá rất đắt để biết được điều này khi mình cứ nghĩ sống như tây mới là sống. Ở
Bình Thuận – miền cát trắng, người đàn ông chèo thuyền ra biển câu mực. Câu đầy
rổ đạt chỉ tiêu 200 000 mỗi chuyến là đi về. Câu sớm thì về sớm , dường như họ
không nán lại để kiếm thêm tiền vì không có chí làm giàu. Từ xa ở bờ, vợ và con
người ngư phủ đã đợi vẫy vẫy tay từ xa. Những đứa con trai nhảy lên thuyền
thúng vùng vẫy. Mẹ và con gái lựa những con mực đưa ra chợ bán. Rồi mua cho con
gái lớn một cái áo mới, nộp tiền học phí công lập 20 000 một tháng cho hai đứa
con trai rồi ăn một bữa bún thịt. Ông bố được thưởng một cốc bia. Ngày hôm đó
và tất cả mọi ngày như vậy, họ hạnh phúc mặc dù chỉ còn dư 40 000.
Ban nhạc nổi tiếng Super Star trong ca khúc bất
hủ Cry on my shoulder nói lên một chân lý thật đơn giản: Best things in world,
they are free. ( Những thứ tuyệt vời nhất trên đời đều miễn phí).
Trong thời bình, có lẽ chúng tôi là những người
hiếm hoi làm một hành trình hai ngày hai đêm từ Sài Gòn ra Hà Nội. Lượt về có
lẽ tôi sẽ nhịn ăn để đủ tiền mua vé máy bay không phải vì sức khỏe yếu mà là vì
48 tiếng là một sự tra tấn tinh thần khủng khiếp.
Không biết Hà Nội giờ thế nào rồi nhỉ? Bà dì
bác sỹ và ông dượng kỹ sư cầu đường có còn cưng tôi và quan tâm đến tôi như trước
không? Thằng em con dì của tôi có chịu được cái lạnh cái nóng của Hà Nội không
hay suốt ngày phải ở trong nhà như một năm về trước. Năm ấy khi học ở trường y,
tôi chỉ mới chụp với nó một phô ảnh mà thôi, tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình
Và không biết hai cô học trò có nhận ra thầy giáo không. Tôi
đã thay đổi quá nhiều, nhiều đến mức mình chẳng còn nhận ra chính mình huống gì
nữa là những người xung quanh.
Tại thị trấn Lăng Cô. Bên tay phải là biển
trong vắt và gió miên man lành lạnh. Mở cửa buồng ra đứng bên trái thì thấy một
màu trắng tinh khôi. Những bông hoa loa kèn dệt trắng ngọn đèo. Những đám mây
thì chạy vòng quanh đỉnh đèo làm thành một cái vương miện pha lê cho người con
gái Hải Vân đang mặc váy trắng. Tôi nghĩ tới lời khen hơi quá đáng mà một nhà
báo ở Bình Dương tặng cho mình: "Sớm muộn gì chú cũng trở thành tiểu giám
mục của văn học miền Nam".
Tôi đã đọc hầu hết những tác phẩm của văn học
Việt Nam hiện đại. Cuốn nào cũng có những hạt sạn, những lỗ hổng về logic và
thẩm mỹ. Tôi hỏi ông nhà báo là những lời phê bình của mình có nghiêm khắc với
các tác giả quá hay không, ông bảo cần phải suy nghĩ kiểu Tây và hành động kiểu
Tàu như tôi. Ông cũng đồng ý rằng những truyện ngắn đáng để đưa vào sách giáo
khoa đáng lẽ phải là của các tác giả thân Sài Gòn trước kia. Các truyện ngắn
của phái thân Hà Nội được đưa vào chương trình giảng dạy không phải vì chúng
xuất sắc hơn . Lí do là Hà Nội thắng làm vua, Sài Gòn thua làm giặc.
Qua đất Quảng Trị, nghèo xơ xác. Phảng phất đâu
đây mùi súng đạn của mùa hè đỏ lửa 1972, khi mà Việt Cộng huy động toàn lực
định bóp chết Sài Gòn không thành. Tôi thấy máu. Có lẽ tôi bị ảo giác, đó thực
ra là đất đỏ trên các con đường xây dở. Không, đúng là máu, vì tôi còn ngửi
thấy mùi tanh.
Có một cô bé miền Trung đọc những tản bút của
tôi đăng trên facebook ba tháng trước. Nàng làm quen và thế là tôi bị nàng ép
làm bác sỹ tâm lý ba tháng nay .( Mở ngoặc là ông bác sỹ tâm lý bất đắc dĩ thất
tình mà không tự chữa được.) Nhân tiện chuyến đi xuyên Việt này, cô bé và tôi
đã sắp xếp một cuộc gặp. Phải biết mặt vì ở tuổi học trò mà cứ như nàng đã trải
qua hàng trăm mối tình và sẵn sàng chết cho tình yêu vậy.
Bà cô ở Sài Gòn kêu trời: Phi mới ở một tháng
mà cứ như một năm. O mày nói lột hết một lớp da mồm rồi mà vẫn chưa đi vào
khuôn khổ gia đình. Thực ra không phải mình không đi vào khuôn khổ gia đình
được. Lúc ở nhà có o và các em bảo vệ, mình muốn làm gì thì làm. Ra ngoài xã
hội mới cần phải tính toán.
Hồi sáng khi đi qua Đà Nẵng tôi đã tự hỏi sẽ
sống lâu dài ở đâu. Sài Gòn ư, một bản nhạc xô bồ hỗn loạn. Hà Nội ư, một cái
giẻ rách có đính những viên kim cương. Đà Nẵng thì tuyệt thật nhưng không có
lịch sử. Đàn bà thì sống bằng kỷ niệm. Đàn ông thì sống bằng những thứ họ đã
quên.
Ba tháng nay, tôi đã quên một cánh đồng xanh
ngát. Một ga tàu nhỏ bé. Một con sông êm đềm có chiếc cầu sắt Pháp xây bắt
ngang qua và được tô điểm bởi những thiếu nữ áo dài. Tôi có lẽ cũng quên luôn
một ông linh mục già nếu ông ta không phản ứng vì nghĩ bị tôi chửi trên
facebook. Tôi có chửi ông linh mục đâu, tôi đang chửi một nền giáo dục phong
kiến đấy chứ.
Và ván bài tôi đang chơi liệu bao giờ người ta
mới chịu lật ngửa?
Câu hỏi “ Kiếp trước tôi là ai, kiếp này ai là
tôi?” có vẻ như sắp tìm ra lời giải cho vế thứ hai.Và từ đó sẽ suy ra đáp án
cho vế thứ nhất. Một loại quy nạp toán học không hoàn toàn nhưng cũng có thể
chấp nhận được. Nhưng có những câu hỏi mà nhà nước phải tìm bằng được giải
pháp:
Tại sao tàu ở Thái Lan thì sạch sẽ thơm tho mà
tàu của Việt Nam thì hành khách nữ phải mang khẩu trang?
Tại sao khi tàu dừng ở một ga miền Trung, trẻ
em lại kéo tới cửa sổ và xin người đi đường tiền lẻ? Việt Nam , nói như triều
đình cộng sản thì là đất nước rừng vàng biển bạc kia mà. Nếu chúng tôi là người
làm chính sách thì Việt Nam không bao giờ nghèo.
Tại sao thì có người nằm khoang lạnh, và có rất
nhiều người mua vé tàu ngồi cứng phải nằm vật vờ ra sàn nhà để ngủ. Tại sao các
em bé miền trung và miền biển Việt Nam vừa mới sinh ra đã phải nằm ngủ trên sàn
nhà và áo quần dơ dáy và không được đến trường, trong khi trẻ em Đức thì ăn
ngon mặc đẹp và được học hành?
Tại sao đường sắt Việt Nam lại thuê những người
có xu hướng bạo lực làm bảo vê? Trong khi ở Đức làm bảo vệ tàu phải có bằng cử
nhân. Nhân dân Việt Nam với truyền thống thương người tại sao lại dùng gậy sắt
để tống cổ một cô gái khẳng khiu xuống tàu chỉ vì cô gái đó không đủ tiền mua
vé đi tiếp để về Thanh Hóa thăm mẹ già đau yếu?
Tại sao, tại sao và tại sao?
Ga Đà
Nẵng,ngày 07-03-2014
chia
sẻ
Comments
Post a Comment