Việt Nam Cần Có Bên Nguyên Đối Lập

VIỆT NAM CẦN CÓ BÊN NGUYÊN CHÍNH TRỊ ĐỐI LẬP


Có một sự thật rất buồn cười như thế này, ở ngay tại Việt Nam. Đó là khi cần lấy ý kiến quốc hội cho một giải pháp thì người ta ra lệnh biểu quyết giơ tay. Thật là buồn cười. Nếu muốn lấy ý kiến một cách dân chủ thì nhà lãnh đạo dân chủ sẽ tổ chức bỏ phiếu kín. Việt Nam mình là nước độc tài chuyên chế, nếu bỏ phiếu kín thì tất cả mọi người có lương tri sẽ bỏ phiếu chống lại lãnh tụ của đảng, nên đảng yêu cầu giơ tay. Không ai dám để đảng biết là mình chống lại đảng cho nên họ giơ tay cho qua chuyện. Trước khi đại hội quốc hội nào diễn ra thì đến bà hàng nước cũng biết được là đại hội sẽ thành công rực rỡ, các đại biểu thống nhất ý kiến 100%. Vì họp quốc hội thực chất là họp đảng. Cái đó ai ai cũng biết, nhiều người phẫn uất nhưng không dám tố cáo.
Không ai có thể cấm một dân tộc đa nguyên. Tất nhiên là sẽ có loạn, giống như uống thuốc thì sẽ lên cơn sốt, nhưng đằng nào cũng phải uống thuốc, sớm muộn gì cũng phải đa nguyên. Đa nguyên được ngày nào là tốt cho dân tộc ngày ấy. Cứ một ngày trôi qua là có hàng tấn hồ sơ phát sinh và tồn đọng, mà cơ chế độc tài thì không cho phép giải quyết những vấn đề đó bằng đối thoại.
Ngay cả những nhà độc tài khét tiếng nhất thế giới như lãnh tụ Hàn Quốc Park Chung Hye cũng đã mở đường cho dân chủ. Tổng thống Nga Elsin cũng biết những yếu kém của nạn “gia đình trị” nên đã khéo léo đưa Pu-tin lên thay thế. Trải qua nhiều năm cầm quyền, Pu-tin vẫn không thể nhổ hết những cây cỏ dại cộng sản nấp mình sâu trong quân đội Nga. Bản chất Pu-tin không phải là một kẻ độc tài, nhưng ông phải độc tài để dọn đường cho một nước Nga văn minh.
Vì chỉ có một đảng nên xã hội ta không có tiếng nói phản biện. Người dân không biết suy nghĩ nhiều chiều. Ví dụ như cùng sự kiện Quang Trung đánh quân Chiêm Thành, có người gọi ông là anh hùng dân tộc có công mở mang bờ cõi cũng đúng. Có người lại nói ông là kẻ diệt chủng, gây ra nạn tàn sát người Chiêm Thành dã man để lại vết nhơ muôn đời cho người Việt Nam cũng chẳng sai. Quang Trung là anh hùng hay là tội đồ dân tộc, tùy vào hệ quy chiếu thì chúng ta sẽ có cho mình riêng sự nhận xét
Tướng Trung Quốc Lưu Á Châu là một cộng sản nòi, nhưng vì lương tri của một học giả ông đã không ngần ngại chỉ ra những sai lầm trong mô hình tổ chức chính trị và xã hội của Trung Quốc. Khi bàn về đạo đức và niềm tin, ông đã ca ngợi cơ chế bầu cử của Mỹ- cũng tức là phê phán cơ chế chọn người của Trung Quốc. Các ứng cử viên tổng thống Mỹ phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra của nhân dân, các đài truyền hình, các tòa soạn báo. Các lãnh tụ Mỹ đã phải vượt qua các ứng cử viên tổng thống khác bằng tài hùng biện, bằng lý luận và bằng những cam kết chính trị mới có thể lên ngôi tổng thống. Lưu Á Châu gọi đó là cơ chế bầu cử hình tháp, luôn luôn chọn ra được những nhân tài. 
Ở Việt Nam mình gọi là dân bầu cử nhưng thực ra là đảng cử dân bầu. Đảng chọn ra những con cún con trung thành luôn luôn biết nghe lời rồi cho vào danh sách. Những người có tài năng, trí tuệ thực sự thì khi đăng ký ứng cử đã bị gây khó dễ, tới vòng trong thì bị loại. Cơ chế bầu cử của ta phạm phải biết bao nhiêu sai lầm. Từ nhiều năm nay các nguyên thủ quốc gia của Việt Nam không biết lấy một chữ ngoại ngữ, nói năng và ứng xử thì không biết giữ gìn cho quốc thể. Ví dụ như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Pháp thì đọc sai tên thủ tướng nước người ta thành một cái tên mang nghĩa rất xấu. Đồng thời do cơ chế trao quyền lực cha truyền con nối nên nạn tham nhũng xảy ra triền miên trong quân đội và công an, nay đã trở thành căn bệnh nan y.
Con ngoan là đứa con biết phê phán những sai lầm của bố mẹ. Người công dân tốt là người công dân biết phê phán những chính sách sai lầm của nhà cầm quyền. Trong một gia đình gia trưởng, không tồn tại đứa con ngoan mà chỉ tồn tại một đứa bé bảo gì nghe nấy. Trong một quốc gia độc tài, cũng không tồn tại người công dân tốt mà chỉ tồn tại những con bò chỉ biết nghĩ như ý chính quyền muốn họ nghĩ. Ở Nhật Bản, các trường học có một buổi hàng tháng để học sinh, sinh viên thảo luận về chính trị một cách cởi mở. Ở Việt Nam , mấy năm trước sinh viên nào đòi đi biểu tình thì sinh viên đó bị đuổi học. Tiến sĩ Phan Minh Hùng trước khi nhập học phải cam kết trước ban giám hiệu nhà trường là không tuyên truyền, không biểu tình. Nhật Bản hơn hẳn Việt Nam, có lẽ là nhờ nước bạn đó đa nguyên và dân chủ ở Việt Nam.
Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ từng nói: “Có những thứ hôm qua là đường, nhưng hôm nay nó là vật cản”. Ý ông nói đến đảng này, cơ chế này. Sau đó , ông đã qua đời trong một vụ tai nạn mà dân nhà nghề ai cũng biết là tổ chức quyền lực nhất đã dàn xếp để trừ khử ông, vì ông kêu gọi cải cách. Lưu Quang Vũ đã ra đi, nhưng khả năng tiên báo xã hội của ông là những kim chỉ nam để người làm chính trị hôm nay suy ngẫm. 
Tôi ủng hộ giải pháp đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Nhưng chưa phải ngay lúc này. Nếu Việt Nam đa nguyên ngay lúc này thì xã hội sẽ loạn. Khoảng một vài năm nữa, khi các hồ sơ được mở và thái độ chính trị của các quốc gia trên toàn cầu đã trở nên rõ ràng, nhân dân Việt Nam lúc đó phải bằng mọi cách yêu cầu đa nguyên. Vì cũng giống như việc xây chùa vậy. Chùa một cột không thể xây lớn được, và bằng chứng hư hỏng là Chùa Một Cột ở Hà Nội đã phải sửa mấy lần. Muốn bền vững là phải kiềng ba chân. Ít nhất trong xã hội phải có ba thế lực trong cuộc đua tam mã về chính trị thì xã hội đó mới hưng thịnh được.
Việc đảng cộng sản Việt Nam tổ chức lấy ý kiến thay đổi hiến pháp thật là buồn cười. Nếu đảng dân chủ thì tại sao lại ghi trong hiến pháp là chỉ có mình đảng mới được độc tôn lãnh đạo? Mà nếu đảng không muốn dân chủ thì giả vờ hỏi ý kiến người ta làm gì? Ai mà chẳng biết đảng muốn lái hiến pháp đi theo ý đảng. Hiến pháp có phải là thứ mà muốn sửa thế nào thì sửa đâu.
Hiến pháp, phải là những điều luật căn bản, vượt qua thời gian như hiến pháp 200 năm qua của nước Mỹ, hiến pháp cũng phải vượt qua không gian. Có nghĩa là hiến pháp của mình không được trái ngược trào lưu dân chủ của các nước tiến bộ trên thế giới. Nói thế có nghĩa là nói Việt Nam đang có một bản hiến pháp phản tiến hóa, một hiến pháp do đảng nặn ra để chuyên quyền, trong khi đó ông tổ của chủ nghĩa cộng sản lại phán rằng bất kỳ sự độc quyền nào cũng cản trở tiến bộ xã hội. Chắc Marx chỉ chừa sự độc tài về chính trị của chế độ mình ra. Đảng cộng sản suốt đời phê phán tư bản độc quyền gạo, muối , rượu , nhưng họ lại làm như không biết rằng chính những kẻ bảo người ta phải sống thế này thế kia mới là những kẻ nguy hiểm cho xã hội.

Sài Gòn, 27/07/2014
(Chia sẻ)

Comments