THIÊN THỨ IV
CÁC PHƯƠNG SÁCH KHÁNG ÁN BẤT THƯỜNG
CHƯƠNG THỨ NHẤT
ĐỆ TAM KHÁNG TỔ
Điều thứ 276 – Bất cứ người nào cũng có quyền đệ
tam kháng tố một án văn làm thương tổn đến quyền lợi của mình, nếu chính mình
hoặc người thay mặt không được gọi ra với tư cách là đương sự trong vụ tố tụng
được giải quyết do án văn đó.
Điều thứ 277 – Đơn đệ tam kháng tố sẽ được xét xử do
tòa đã tuyên án văn bị chỉ trích.
Điều thứ 278 – Sự đệ tam kháng tố sẽ được thực hiện
theo những thể thức quy định trong bộ luật này do việc khởi tố.
Người đệ tam kháng tố phải đóng một
số tiền dự phạt một ngàn đồng (1.000$).
Điều thứ 279 – Tòa án thụ lý đơn đệ tam kháng tố có
thể, bằng một bản án riêng biệt, truyền đình chỉ sự thi hành toàn thể hay một
phần án văn bị chỉ trích, mặc dầu án này đã có uy lực quyết tụng.
Điều thứ 280 – Trong trường hợp xét đơn đệ tam kháng
tố hợp lý, tòa sẽ truyền hủy bỏ những khoản án văn làm thiệt hại đến quyền lợi
của người đệ tam kháng tố.
Án văn bị đệ tam kháng tố vẫn giữ
hiệu lực đối với các đương sự khác trong án văn ấy.
Điều thứ 281 – Trong trường hợp bác đơn, tòa sẽ
truyền tịch thâu tieenfdwj phạt, chưa kể người đệ tam kháng tố còn có thể bị xử
trả tiền bồi thường thiệt hại cho đối phương.
CHƯƠNG THỨ II
THÂU HỒI NGUYÊN ÁN
Điều thứ 282 – Các án văn đương tịch chung thẩm của
tòa cấp sơ thẩm hoặc tòa thượng thẩm, và các án văn khuyết tịch chung thẩm
không còn kháng tố được nữa, đều có thể bị thâu hồi theo lời yêu cầu của đương
sự vì một trong các lý do sau đây:
1) Nếu có sự gian trá của một
đương sự;
2) Nếu tòa đã căn cứ để xét xử
vào những văn kiện được nhìn nhận hay bị tuyên bố là giả mạo sau ngày tuyên án;
3) Nếu tìm ra được sau ngày tuyên án, những văn kiện quyết định cho việc xét xử và đã bị nhận giữ lại do lỗi của đương sự;
4) Nếu có sự mâu thuẫn giữa các khoản trong chủ văn của một bản án;
5) Nếu có sự mâu thuẫn giữa các án văn chung thẩm do một tòa cấp sơ thẩm hay thượng thẩm tuyên xử giữa cùng các đương sự về cùng nguyên do và cùng đối tượng.
3) Nếu tìm ra được sau ngày tuyên án, những văn kiện quyết định cho việc xét xử và đã bị nhận giữ lại do lỗi của đương sự;
4) Nếu có sự mâu thuẫn giữa các khoản trong chủ văn của một bản án;
5) Nếu có sự mâu thuẫn giữa các án văn chung thẩm do một tòa cấp sơ thẩm hay thượng thẩm tuyên xử giữa cùng các đương sự về cùng nguyên do và cùng đối tượng.
Điều thứ 283 – Quốc gia, đô thành, thị xã, tỉnh, xã,
các cục sở công lập, cùng trẻ vị thành niên đều có thể xin thâu hồi nguyên án
nếu không được thay mặt hợp lệ hoặc không được bào chữa đúng đắn.
Điều thứ 284 – Nếu chỉ có lý do để xin thâu hồi
nguyên án về một khoản của án văn mà thôi, riêng khoản này sẽ bị thâu hồi khừ
khi các khoản khác lệ thuộc vào khoản bị chỉ trích.
Điều thứ 285 – thời hạn xin thâu hồi nguyên án là
sáu mươi ngày kể từ ngày nhận được tống đạt án văn bị chỉ trích.
Đối với trẻ vị thành niên, thời hạn
bắt đầu kể từ ngày nhận được tống đạt án văn sau khi thành niên.
Điều thứ 286 – Nếu đương sự có quyền xin thâu hồi
nguyên án từ trần, trong vòng thời hạn ấn định trên đây, các người thừa kế có
một thời hạn mới để xin thâu hồi nguyên án là sáu mươi ngày kể từ ngày nhận
được tống đạt án văn nơi cư ngụ của họ.
Sự tống đạt cho một thừa kế sẽ có giá
trị đối với tất cả.
Đơn xin thâu hồi nguyên án của một
trong các thừa kế sẽ lợi ích cho toàn thể đồng thừa kế.
Điều thứ 287 – nếu đơn xin thâu hồi nguyên án căn cứ
vào lý do có sự gian trá, có sự giả mạo, hoặc chận giữ văn kiện, thời hạn chỉ
bắt đầu kể từ ngày phát giác sự gian trá hay giả mạo, hoặc từ ngày tìm được văn
kiện bị chận giữ.
Điều thứ 288 – Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa
các án văn, thời hạn sẽ bắt đầu kể từ ngày tống đạt án văn sau cùng.
Điều thứ 289 – Đơn xin thâu hồi nguyên án sẽ được
xét xử do tòa đã tuyên án văn bị chỉ trích.
Các thẩm phán đã tuyên xử án văn này
có thể xét đơn xin thâu hồi nguyên án.
Điều thứ 290 – Đơn xin thâu hồi nguyên án chống một
án văn được xuất trình trong một vụ kiện đương cứu trước một tòa án khác với
tòa đã tuyên án văn đó vẫn phải đưa ra xét xử trước tòa án mà thẩm quyền đã
được ấn định nơi điều 289.
Tòa án đương cứu vụ tranh tụng có thể
tùy trường hợp, hoặc tiếp tục xét xử, hoặc đình chỉ để chờ kết quả vụ xin thâu
hồi nguyên án.
Điều thứ 291 – Đơn xin thâu hồi nguyên án sẽ được
làm theo những thể thức quy định trong bộ luật này cho việc khởi tố.
Ngoại trừ những pháp nhân nói trong
điều 283, đương sự xin thâu hồi nguyên án phải đóng một số tiền dự phạt một
ngàn đồng (1.000$).
Điều thứ 292 – Đương sự xin thâu hồi nguyên án phải
kèm theo đơn một bản ý kiến tán thành của ba luật sư có trên mười năm thâm
niên, trong đó có chỉ rõ lý do thâu hồi nguyên án có thể viện dẫn; các vị luật
sư này phải được thông tri toàn thể hồ sơ vụ xin thâu hồi nguyên án.
Điều thứ 293 – Đơn xin thâu hồi nguyên án không có
hậu quả đình chỉ việc thi hành án văn bị chỉ trích.
Điều thứ 294 – Tòa án thụ lý không thể xét đến những
lý do thâu hồi không được nêu lên trong bản ý kiến quy định nơi điều 292.
Điều thứ 295 – Nếu xét thấy cần, tòa có thể truyền
cho phòng lục sự nộp vào hồ sơ vụ xin thâu hồi nguyên án hồ sơ vụ kiện được
giải quyết do án văn bị chỉ trích.
Điều thứ 296 – Thủ tục thông thường về sự thẩm cứu
và xét xử được quy định trong bộ luật này sẽ áp dụng cho việc xét đơn xin thâu
hồi nguyên án.
Điều thứ 297 – Tòa án thụ lý đơn xin thâu hồi nguyên
án sẽ quyết định luôn về hình thức và nội dung bằng một án văn duy nhất.
Trong trường hợp đơn xin thâu hồi
nguyên án được chấp nhận, tòa sẽ truyền thâu hồi án văn bị chỉ trích và hoàn
lại tiền dự phạt ấn định nơi điều 291 nếu nội dung vụ tranh tụng không bị xét
xử lại. Các đương sự được đặt vào tình trạng cũ trước ngày tuyên án văn bị thâu
hồi và những số tiền cùng tài vật đã giao vì sự chấp hành án văn này phải được
trả lại.
Trong trường hợp chấp đơn xin thâu
hồi nguyên án vì lý do có sự mâu thuẫn giữa hai án văn, tòa sẽ truyền cho thi
hành án văn không bị thâu hồi.
Trong trường hợp chấp nhận đơn xin
thâu hồi nguyên án vì lý do liên quan đến nội dung vụ tranh tụng, tòa sẽ truyền
thâu hồi án văn bị chỉ trích và xét xử lại về nội dung các điểm đã được nêu ra.
Điều thứ 298 – Nếu bác đơn, tòa sẽ truyền tịch thâu
tiền dự phạt, chưa kể đương sự xin thâu hồi nguyên án còn có thể bị xử trả tiền
bồi thường thiệt hại cho đối phương.
Điều thứ 299 – Một đương sự không thể xin thâu hồi
nguyên án hai lần đối với một án văn, không kể lần đầu đơn bị bác hay được
chuẩn chấp và mặc dầu lần sau đương sự ấy căn cứ vào một lý do khác; cũng không
thể xin thâu hồi nguyên án đối với án văn bác khước hay án văn chuẩn chấp đơn
xin thâu hồi thứ nhất.
Điều thứ 300 – Ngoại trừ sự kháng cáo, các phương
sách kháng án khác đều được áp dụng đối với án văn xét xử đơn xin thâu hồi
nguyên án.
Điều thứ 301 – Các án văn chung thẩm đều có thể bị
thượng tố trước tối cao pháp viện vì một trong các lý do sau đây:
1) Vô thẩm quyền hay lạm quyền;
2) Vi luật hay áp dụng luật một
cách sai lầm;
3) Có sự vi phạm trong các hành
vi tố tụng hay trong án văn, những thể thức mà luật pháp đã dự liệu và ấn định
rằng nếu không tuân theo sẽ bị vô hiệu;
4) Có sự mâu thuẫn giữa hai án
văn do hai tòa án khác nhau cùng xét về một công việc.
Điều thứ 302 – Thời hạn thượng tố là ba mươi ngày:
1) Kể từ ngày tống đạt cáo tri án văn chiếu theo điều 232, 233, 234, 235 của Bộ luật này, nếu là án văn xử đương tịch;
2) Kể từ ngày không còn kháng tố được nữa nếu là án văn xử khuyết tịch.
1) Kể từ ngày tống đạt cáo tri án văn chiếu theo điều 232, 233, 234, 235 của Bộ luật này, nếu là án văn xử đương tịch;
2) Kể từ ngày không còn kháng tố được nữa nếu là án văn xử khuyết tịch.
Điều thứ 303 – Sự thượng tố sẽ thực hiện dưới hình
thức một lời khai của đương sự hay người có ủy quyền đặc biệt, tại phòng lục sự
của tòa đã tuyên án văn. Lục sự sẽ lập biên bản lời khai thượng tố trong một
quyển sổ dùng riêng cho việc này và ký tên với đương sự.
Người này phải đóng một số tiền dư
phạt một ngàn đồng (1000$).
Điều thứ 304 – Trừ phi luật định khác, đơn xin
thượng tố không có hậu quả đình chỉ sự thi hành án văn bị chỉ trích.
Điều thứ 305 – Trong vòng một tháng sau khi nhận sự
kháng tố, lục sự phải thông báo cho các đương sự khác biết bằng thơ bảo đảm có
hồi báo. Ngày gởi thơ nói trên phải được ghi chú vào bên lề biên bản thượng tố.
Lục sự không thi hành đúng qui điều
này có thể bị tối cao pháp viện xử phạt tiền vạ dân sự một ngàn đồng (1.000$).
Điều thứ 306 – Trong vòng ba tháng sau khi nhận sự
thượng tố, lục sự phải chuyển đến tối cao pháp viện toàn thể hồ sơ vụ kiện có
kem theo bản sao án văn bị thượng tố, bản sao thơ thông báo, giấy hồi báo cùng
biện minh trạng của nguyên thượng tố nếu có.
Điều thứ 307 – Lục sự ban phá án Tối cao pháp viện
phải ghi vào sổ ngày nhận được hồ sơ. Trong vòng mười lăm (15) ngày sau, lục sự
phải gởi cho nguyên thượng tố một thơ bào đảm có hồi báo, yêu cầu nạp, trong
hạn ba tháng, một biện minh trạng có ghi rõ lý do xin phá án; thơ này phải cho
đương sự hay rằng quá hạn. Tối cao pháp viện có thể đem vụ kiện ra xét xử.
Điều thứ 308 – Lục sự ban phá án tối cao pháp viện
sẽ gởi cho các đương sự khác, hoặc luật sư của họ một thơ bảo đảm có hồi báo
kèm theo bản sao biện minh trạng của nguyên thượng tố, yêu cầu họ nạp trong
vòng hai tháng một biện minh trạng trả lời.
Đương sự phải kèm theo biện minh
trạng một số bản sao đủ để thông tri cho các đương sự khác.
Điều thứ 309 – Chậm nhứt là mười hai (12) tháng, sau
khi tố cao pháp viện nhận được hồ sơ thượng tố, chánh thẩm phòng hộ sẽ chỉ định
một hội thẩm làm thuyết trình.
Kể từ ngày bản thuyết trình được nạp
vào hồ sơ, các biện minh trạng sẽ không được chấp nhận nữa.
Điều thứ 310 – Trong vòng một tháng sau khi được
thông tri hồ sơ và bản thuyết trình, chưởng lý tối cao pháp viện sẽ nạp kết
luận.
Quá thời hạn trên đây, chánh thẩm
phòng hộ sẽ cho đăng đường vụ kiện và phiên xử sẽ được lục sự thông báo cho các
đương sự.
Điều thứ 311 – Tối cao pháp viện, để xét xử, sẽ căn
cứ vào hồ sơ, biện minh trạng của các đương sự, bản thuyết trình của hội thẩm
và kết luận của công tố viện.
Điều thứ 312 – Tối cao pháp viện chi xử về pháp lý
mà không xét đến các sự kiện.
Điều thứ 313 – Nếu chấp nhận đơn thượng tố, tối cao
pháp viện sẽ truyền hoàn tiền dự phạt và di giao cho một tòa khác cùng loại,
cùng cấp bực, và cùng tánh chất với tòa nguyên thẩm để xét xử lại. Đối với án
văn của một tòa thượng thẩm, Tối cao pháp viện có thể di giao cho Tòa thượng
thẩm ấy xử lại, nhưng với thành phần khác. Tuy nhiên, Tối cao pháp viện sẽ
không truyền di giao trong trường hợp sự tiêu hủy án văn làm cho không còn gì
để xét xử nữa.
Điều thứ 314 – Nếu tòa án được di giao giữ y
quan điểm pháp lý của tòa án đã xử đầu tiên, và nếu có thượng tố nữa. Ban phá
án tối cao pháp viện sẽ xử với tất cả các phòng hợp lại, và tòa án thứ nhì được
di giao bắt buộc phải theo quan điểm sau cùng của tối cao pháp viện.
Điều thứ 315 – Nếu bác đơn, Tối cao pháp viện sẽ
truyền tịch thâu tiền dự phạt thượng tố, chưa kể nguyên thượng tố còn có thể bị
xử trả cho đối phương một số tiền thiệt hại bằng năm lần số tiền dự phạt nói
trên.
Điều thứ 316 – Mặc dù không có nạp biện minh trạng,
đương sự không thể kháng tố án văn của Tối cao pháp viện.
Điều thứ 317 – Các thời hạn ấn định nơi các điều
305, 306, 307, 308 và 310 đều sẽ giảm đi phân nửa đối với các vụ cấp thẩm cùng
các vụ liên quan đến ly hôn, ly thân, cấp dưỡng, tai nạn lao động, quốc gia
nghĩa tử.
Điều thứ 318 – Nếu được biết có một án văn chung
thẩm tuyên xử trái với luật pháp hoặc trái với thể thức tố tụng mà các đương sự
không xin thượng tố, chưởng lý tối cao pháp viện có thể thượng tố án văn ấy,
sau khi thời hạn thượng tố danh cho các đương sự đã mãn.
Các đương sự không được thông báo sự
thượng tố này cũng không có quyền xin dự sự, vì họ được xem như đã chấp nhận án
văn.
Điều thứ 319 – Nếu tối cao pháp viện tiêu hủy án văn
bị chỉ trích, các đương sự không thể căn cứ vào sự kiện này để tránh sự thi
hành án văn.
Điều thứ 320 – Tổng trưởng tư pháp có thể bị chỉ thị
cho chưởng lý Tối cao pháp viện đưa ra tòa này để xin tiêu hủy, những án văn
hoặc hành vi tư pháp hay hành vi điều hành nội bộ tư pháp có tánh cách
lạm quyền.
Các đương sự sẽ được đòi dự sự và có
quyền nạp biện minh trạng trong thời hạn do chưởng lý Tối cao pháp viện ấn
định.
Điều thứ 321 – Nếu tối cao pháp viện tiêu hủy án văn
hoặc hành vi bị chỉ trích, quyết định này có giá trị đối với tất cả mọi người.
CHƯƠNG THỨ IV
KHIẾU TỐ THẨM PHÁN
Điều thứ 322 – Thẩm phán có thể bị khiếu tố vì những
duyên cơ sau đây:
1. Nếu bị chỉ trích là đã có
hành vi gian trá, gian lận, phù lạm hay đã cố tình phạm lỗi nặng nề nghề nghiệp
trong khi thẩm cứu hoặc xét xử vụ kiện;
2. Nếu không chịu xử;
3. Nếu luật định rõ rằng thẩm
phán chịu trách nhiệm sẽ phải bồi thường thiệt hại;
4. Nếu là trường hợp khiếu tố
thẩm phán được luật dự liệu.
Quốc gia phải chịu trách nhiệm dân sự về tiền bồi thường thiệt hại mà thẩm phán bị xử trả, nhưng có quyền đòi bồi hoàn đối với thẩm phán này.
Quốc gia phải chịu trách nhiệm dân sự về tiền bồi thường thiệt hại mà thẩm phán bị xử trả, nhưng có quyền đòi bồi hoàn đối với thẩm phán này.
Điều thứ 323 – Thẩm phán sẽ được xem như không chịu
xử nếu không quyết định về đơn xin án lệnh, hoặc từ chối xét xử hay cố ý đình
hoãn một vụ kiện đã hoàn bị và phải được giải quyêt.
Điều thứ 324 – Sự kiện không được xử sẽ được chứng
minh bằng hai tờ đốc thúc liên tiếp, cách nhau ít nhất tám (8) ngày, gởi đến
thẩm phán và tống đạt tại phòng lục sự.
Thừa phát lại được triệu dụng
làm tờ đốc thúc mà từ chối sẽ bị huyền chức.
Điều thứ 325 – Đơn khiếu tố chống một hay nhiều
thẩm phán thuộc các tòa cấp sơ thẩm, hoặc chống một thẩm phán thuộc thành phần
Tòa Thượng Thẩm, sẽ do Tòa Thượng Thẩm xét xử.
Đơn khiếu tố chống Chánh nhứt
hay Chưởng-lý tòa Thượng thẩm, hoặc chống trọn thành phần một phòng của tòa
thượng thẩm, sẽ thuộc thẩm quyền Tối-cao Pháp viện.
Điều thứ 326 – Đơn sự nào muốn khiếu tố thẩm phán
phải được chánh-nhứt Tòa Thượng-Thẩm cho phép trước, bằng một án lệnh phê đơn.
Chánh nhứt sẽ quyết định sau khi hỏi ý kiến của chưởng lý.
Nếu không cho phép, Chánh nhứt cũng
phải tuyên án lệnh có viện dẫn lý do. Trong trường hợp này, đương sự có quyền
thỉnh cầu tối cao Pháp-viện xét định lại và tòa này sẽ xử theo thủ tục thông thường,
sau khi nghe lời trình bày của đương sự và kết luận của công tố viện.
Phúc quyết của Tối cao pháp viện chỉ
viện dẫn lý do khi nào không cho phép khiếu tố.
Đương sự bị bác đơn sẽ bị phạt một số
tiền vạ dân-sự từ năm ngàn đồng (5.000$) đến năm mươi ngàn đồng (50.000$).
Điều thứ 327 – Sau khi được phép của chánh nhứt,
người xin khiếu tố phải nạp tại phòng lục-sự đơn có nêu rõ lý do, có chữ kỹ của
mình hay người đại diện theo ủy quyền đặc biệt bằng công chính chứng thư; ủy
quyền này sẽ đính theo đơn.
Trong trường hợp không được dùng lời
lẽ có tính cách lăng mạ, nếu vi pham sự cấm chỉ này, đương sự sẽ bị phạt tiền
vạ đương sự từ năm ngàn đồng (5.000$) đến năm mươi ngàn đồng (50.000$) và luật
sư thảo đơn sẽ bị trừng phạt về kỷ luật.
Điều thứ 328 – Thẩm phán bị chỉ trích không được
tham dự vào việc xét xử đơn khiếu tố.
Cho đến khi vụ khiếu tố được giải
quyết, thẩm phán này cũng không được xét xử các vụ kiện mà đương sự xin khiếu
tố, hoặc thân thuộc trực hệ hay phối-ngẫu của đương sự có thể có trước tòa án
nơi thẩm phán đang hành nhiệm, nếu không các án văn sẽ vô hiệu.
Điều thứ 329 – Trong vong ba ngày sau khi nhận đơn
và hồ sơ, chánh lục sự phải trình cho Chánh-nhứt. Vị này sẽ yêu cầu thẩm phán
bị chỉ trích đến tham khảo hồ sơ và nạp phúc trình giải thích.
Sau đó, Chánh-nhứt sẽ ấn định ngày
xử, chỉ định một hội thẩm làm phúc trình và thông tri hồ sơ cho chưởng-lý để
nạp kết luận trạng.
Đương sự xin khiếu tố có quyền xem hồ
sơ và nạp lý đoán.
Vụ kiện sẽ được xét xử và tuyên án
tại phòng thẩm nghị.
Điều thứ 330 – Nguyên đơn bị bác đơn khiếu tố thẩm
phán sẽ bị phạt một số tiền vạ dân sự từ năm ngàn đồng (5.000$) đến năm mươi
ngàn đồng (50.000$), chưa kể quyền đòi bồi thường thiệt hại của thẩm phán bị
khiếu tố và của đương sự khác, nếu có.
Comments
Post a Comment