THIÊN THỨ V
BIỆN PHÁP BẢO TOÀN VÀ PHƯƠNG SÁCH
CHẤP HÀNH
Điều thứ 331 – Mọi tài sản, động sản hay bất động
sản, tài sản hữu hình hay vô hình của con nợ đều là tài sản bảo đảm tổng quát
đối với chủ nợ.
Tuy nhiên, không thể sai áp những tài
sản được luật pháp tuyên bố bất khả sai áp và tiền cấp dưỡng do phán quyết của
tòa án.
Lương bổng, tiền công, tiền hưu bổng
chỉ có thể bị sai áp trên phần khả áp do luật định.
CHƯƠNG THỨ NHỨT
BIỆN PHÁP BẢO TOÀN
Điều thứ 332 – Chủ nợ nào có lý do sợ rằng tài sản
của con nợ sẽ bị tiêu tán trước khi mình có chứng khoán chấp hành, nếu chứng
minh được món nợ có vẻ xác đáng, kể cả nợ phát sinh từ một tội phạm hình sự, có
thể xin chánh án tòa có thẩm quyền để xét xử vụ chanh chấp, hoặc chánh án nơi
vị trí tài sản của con nợ truyền những biện pháp bảo toàn như; sai áp bảo toàn,
sai-áp chi phó, ốp- bộ đối với các động sản và tiên chú đối với các bất động
sản.
Chánh-án sẽ ấn định phương sách thực
hiện các biện-pháp này.
TIẾT I
SAI-ÁP BẢO-TOÀN
Điều thứ 333 – Án-lệnh cho sai-áp bảo toàn các động
sản sẽ tạm định số nợ cần được bảo toàn kể cả gốc, lời cùng sở phí, và sẽ ấn
định thời hạn bắt buộc chủ nợ phải khởi tố trước tòa án có thẩm quyền để kiện
về nội dung và xin xác hiệu sự sai áp. Án lệnh sẽ ghi rõ rằng nếu chủ nợ không
nạp đơn khởi tố trong thời hạn, sự sai áp sẽ đương nhiên trở thành vô hiệu.
Chủ nợ đã khởi tố trước khi có án
lệnh cũng phải xin xác hiệu sự sai áp, nhưng có thể xin bằng sự lý đoán.
Điều thứ 334 – Án-lệnh chỉ tuyên với điều kiện là
phải trở lại trước chánh án để được phân xử nếu có khó khăn.
Án-lệnh sẽ được thi hành tạm trên
nguyên-bổn mặc dầu có kháng tố hay kháng cáo.
Điều thứ 335 – Vi bằng sai áp bảo toàn phải ghi rõ.
Nếu thiếu sẽ bị vô hiệu.
1. Tên họ, nghề nghiệp, cư sở
của chủ nợ truy sách và của con nợ.
2. Sự truyền định cơ sở trong xã, hay châu thành nơi thực hiên sự sai áp, nếu chủ nợ không cư ngụ tại đó, để cho con nợ có thể tống đạt mọi truyền phiếu, kể cả truyền phiếu đề cung hiện vật;
3. Sự tống đạt án lệnh cho phép sai áp.
2. Sự truyền định cơ sở trong xã, hay châu thành nơi thực hiên sự sai áp, nếu chủ nợ không cư ngụ tại đó, để cho con nợ có thể tống đạt mọi truyền phiếu, kể cả truyền phiếu đề cung hiện vật;
3. Sự tống đạt án lệnh cho phép sai áp.
4. Sự chỉ định rõ ràng, có chi
tiết, cùng trị giá các động sản bị sai áp;
5. Việc giao lại một bản sao vi
bằng cho người bị sai áp.
Điều thứ 336 – Nếu sự sai áp được thực hiện nơi tay
người khác ngoài con nợ, vi-bằng sai-áp phải được tống đạt cho con nợ.
Điều thứ 337 – Sẽ áp dụng cho sự sai áp bảo toàn
điều 379 đoạn 2, 380 đến 381 của bộ luật này.
Điều thứ 338 – Bất cứ lúc nào, người bị sai áp cũng
có thể xin chánh án xử cấp thẩm cho giải trừ sự sai áp với điều kiện là phải ký
quỹ nơi quỹ cung thác hay nơi tay một cung thác viên được chỉ định, một số tiền
đủ để bảo đảm số nợ, kể cả gốc lời và sở phí.
Điều thứ 339 – Nếu sự sai áp hiển nhiên vô hiệu về
hình thức hay có tính cách quá loạn, chánh-án xử cấp thẩm có thể cho giải trừ
hoặc giảm bớt hay giới định sự sai áp mà không cần phải truyền ký quỹ và mặc dù
tòa án xử về chánh vụ đã thụ lý. Trong trường hợp này, người bị sai áp phải
khởi tố trong vòng mười năm (15) ngày kể từ ngày nhận được bản sao vi bằng sai
áp.
Điều thứ 340 – Tòa xử chánh vụ có thể, trong mọi
tình trạng của thủ tục, ngay cả trước khi phán xử về nội dung, truyền giải trừ
toàn thể hay một phần sự sai áp, nếu con nợ chứng minh được những lý do quan
trọng và chính đáng.
Điều thứ 341 – Án-văn xác hiệu sự sai áp bảo toàn sẽ
hoán cải sự sai áp ấy thành ra sai áp chấp hành.
Án-văn bác đơn xin xác hiệu sẽ có hiệu
lực giải trừ sự sai áp.
Mọi chuyển nhượng hay hành vi tiêu
thất nào của con nợ trên động sản bị sai áp,nếu không có nhật kỳ chắc chắn
trước ngày tống đạt vi-bằng sai-áp cho con nợ, đều không có hiệu lực đối kháng
với chủ nợ sai áp.
TIẾT 2
SAI-ÁP CHI-PHÓ
Điều thứ 342 – Chủ nợ có thể xin sai-áp chi-phó nơi
tay một đệ tam nhân các số tiền, giá-khoán, đông-sản và bất cứ động sản nào
khác không phải là bất động sản do bản chất, mà người này phải giao tra cho con
nợ.
Ngoài các thẩm phán có thẩm quyền
chiếu điều 332, chánh án tòa cấp sơ thẩm nơi cư sở của đệ tam nhân bị sai áp
cũng có thể cho phép sai áp.
Án- lệnh cho phép sai áp chi phó sẽ
chỉ rõ số nợ cần được đảm bảo kể cả gốc lời và sở phí.
Điều thứ 343 – Chủ nợ có chứng khoán chấp hành có
quyền sai áp chi phó không cần xin án lệnh.
Điều thứ 344 – Truyền phiếu sai áp chi phó phải ghi
rõ số tiền bị sai áp và nếu có chứng khoán làm căn cứ cho sự sai áp ; bản sao
án lệnh và nếu có bản sao chứng khoán này phải được để lại cho người đệ tam bị
sai áp,cùng với bản sao truyền phiếu.
Truyền phiếu sai áp cũng phải ghi sự
tuyển định cư sở của chủ nợ trong xã, hay châu thành, nơi cư sở người đệ tam bị
sai áp, nếu chủ nợ không cư ngụ tại đó.
Các thể thức trên đây đều phải tuân
theo nếu không truyền phiếu sẽ vô hiệu.
Điều thứ 345 – Truyền phiếu sai áp chi phó phải được
tống đạt cho người đệ tam bị sai áp, đích thân hoặc nơi cư sở, kể cả khi người
này không cư ngụ tại Việt Nam.
Điều thứ 346 – Sự sai áp chi phó nơi tay các viên
giám thâu, thụ thác hay quản trị các công quỹ và công ngân, với tư cách đó, chỉ
có giá trị là khi nào truyền phiếu được tống đạt nơi tay viên chức co trách
nhiệm nhận lãnh, và được phê duyệt vào bản chánh do viên chức này, hay trong
trường hợp từ chối, do biện lý tòa án sở tại.
Điều thứ 347 – Khi được tống đạt truyền phiếu sai áp
chi phó, đệ tam nhân bị sai áp phải khai các số tiền hoặc tài vật mình phải
giao trả cho người bị sai áp cùng các sự sai áp chi phó nhận được từ trước, và
phải xuất trình các tài liệu chứng minh. Thừa phát lại sẽ ghi lại vào vi bằng
sai áp những lời khai trên đây, cùng các chi tiết về tài liệu xuất trình, và
yêu cầu đệ tam nhân bị sai áp ký tên.
Nếu người này không chịu mở cửa,
không cho sai áp, không chịu khai hoăc không chịu xuất trình tài liệu, trình
phát lại có thể trình sự khó khăn cho chánh án tòa sơ thẩm sở tại để thẩm phán
này xử cấp thẩm truyền mọi biện pháp thích nghi thể thực hiện sự sai áp.
Điều thứ 348 – Các công thức nói ở điều 346 sẽ khỏi
tuân theo sự quy định của điều trên đây, nhưng trong vòng tám ngày sau khi được
tống đạt truyền phiếu sai áp chi phó, phải cấp cho thừa phát lại một tờ chứng
nhận cho biết các số tiền hoặc tài vật phải giao trả cho người bị sai áp, cùng
các sự sai áp chi phó đã nhận được từ đó.
Điều thứ 349 – Trong vòng mười lăm ngày sau khi thực
hiện sự sai áp, chủ nợ bắt buộc phải cáo tri cho con nợ bị sai áp và khởi tố
người này cùng với người đệ tam bị sai áp để xin xác hiệu.
Thời hạn vừa kể có thể tăng lên đến
hai mươi ngày nếu có người ở quản hạt khác, và chín mươi ngày nếu có người ở
ngoại quốc.
Nếu không khởi tố trong thời hạn trên
đây, sự sai áp chi phó sẽ trở thành vô hiệu.
Các viên chức đệ tam nhân bị sai áp
nói ở điều 346 không thể bị đòi ra trước tòa trong thủ tục xin xác hiệu.
Điều thứ 350 – Việc xin xác hiệu cũng như việc xin
giải trừ sai áp chi phó phải đưa ra trước tòa án nơi cư sở của con nợ bị sai
áp, hay trươc tòa án có thẩm quyền xử vì nội dung vụ nợ chiếu các điều 19, 20,
21 Bộ luật này, hoặc trước tòa án do các luật đặc biệt chỉ định.
Nếu con nợ cư ngụ tại ngoại
quốc, việc xin xác hiệu có thể đưa ra trước tòa án nơi cư sở của đệ tam nhân bị
sai áp.
Điều thứ 351 – trong mọi tình trạng của vụ kiện, con
nợ bị sai áp có thể xin tòa cấp thẩm cho phép đệ tam nhân bị sai áp giao trả
cho mình các số tiền hoặc tài vật, với điều kiện là phải ký quỹ nơi quỹ cung
thác, hay nơi tay một cung thác viên được chỉ định, một số tiền đủ để bảo đảm
số nợ làm căn cứ cho sự sai áp, kể cả gốc, lời và sở phí.
Kể từ ngày thi hành án lệnh
khẩn cấp cho phép ký quỹ, đệ tam nhân bị sai áp sẽ được giải trách và hiệu lực
của sự sai áp chi phó được chuyển sang quỹ cung thác hay cung thác viên trên
đây.
Điều thứ 352 – Điều 339 về sai áp bảo toàn cũng sẽ
áp dụng cho sự sai áp chi phó và thời hạn mười lăm ngày để khởi tố trước tòa
cấp thẩm sẽ khởi tiến kể từ ngày con nợ được cáo tri sự sai áp chi phó.
Điều thứ 353 – Đệ tam nhân được đòi ra trong vụ kiện
phải khai trình cho tòa biết nguyên nhân cùng ngạch số món nợ hay bản chất của
tài vật mà mình phải giao trả cho con nợ, các khoản đã trả bớt nếu có, nguyên
nhân giải trái nếu không còn nợ, và tất cả các sai áp chi phó đã nhận được
trước cũng như sau sự sai áp đang xin xác hiệu.
Các giấy tờ chứng minh phải
được đệ nạp theo lời khai trình này.
Nếu sự sai áp chi phó được thực
hiện trên những giá khoán hay động sản, đệ tam nhân bị sai áp phải đính theo
lời khai trình của mình một bản liệt kê các chứng khoán hay động sản đó với mọi
chi tiết.
Điều thứ 354 – Nếu không chịu khai trình trước tòa
hay không chịu đưa giấy tờ chứng minh nói ở điều trên đây, đệ tam nhân bị sai
áp sẽ bị xử đơn thuần là thiếu món nợ làm căn cứ cho sự sai áp chi phó.
Điều thứ 355 – Án văn xác hiệu sự sai áp chi phó sẽ
truyền cho đẹ tam nhân bị sai áp phải trả thẳng cho chủ nợ sai áp số tiền mà đệ
tam nhân đã nhìn nhận hay bị xử là thiếu con nợ, cho đến mức do tòa ấn định,
nếu số tiền bị sai áp nhiều hơn; nếu số tiền bị sai áp ít hơn, đệ tam nhân sẽ
giao tất cả cho chủ nợ.
Trong trường hợp tài sản bị sai
áp là giá khoán hay động sản, án văn sẽ hoán cải sự sai áp chi phó ra sai áp
chấp hành; số tiền thâu được do sự phát mại sẽ dùng trả cho chủ nợ.
Điều thứ 356 – Án văn bác đơn xin xác hiệu sẽ có
hiệu lực giải trừ sự sai áp chi phó.
TIẾT III
ỐP BỘ
Điều thứ 357 – Chủ nợ có thể xin chánh án cho phép
ốp bộ các động sản của con nợ có đăng tịch trong một sổ bộ quản tủ hay kiểm
tra, như: nghiệp sản thương mại, xe tự động, tàu, thuyền, phi cơ.
Điều thứ 358 – Án lệnh cho phép sẽ ghi mọi chi tiết
cần thiết để nhận rõ động sản bị ốp bộ, sẽ ấn định thời hạn bắt buộc chủ nợ
phải khởi tố về nội dung và phải được tống đạt cho con nợ, nếu không sự ốp bộ
sẽ trở thành vô hiệu.
Điều thứ 359 – Chủ nợ phải xuất trình án lệnh cho
viên chức phụ trách việc giữ sổ bộ sở quan để triệu dụng viên chức này đăng ký
sự ốp bộ.
Kể từ ngày đăng ký sự ốp bộ,
mọi sự chuyển nhượng hay hành vi tiêu thất nào của con nợ trên động sản bị ốp
bộ, nếu không có nhật kỳ chắc chắn trước ngày đó, đều sẽ không có hiệu lực đối
kháng với chủ nợ ốp bộ.
Điều thứ 360 – Nếu đơn kiện về nôi dung phụ kiện bị
bác, án văn bác đơn sẽ có hiệu lực giải trừ sự ốp bộ và có thể xử phạt nguyên
đơn phải bồi thường thiệt hại về các hậu quả của sự ốp bộ.
TIẾT IV
TIÊN CHÚ
Điều thứ 361 – Chủ nợ có thể xin chánh án cho phép
tiên chú đơn khởi tố trên sổ điền thổ của một hay nhiều bất động sản thuộc
quyền sở hữu hay cộng hữu của con nợ, với điều kiện là món nợ phải có tính cách
chắc chắn, khả sách và thanh lý.
Điều thứ 362 – Sự tiên chú phải được công bố, mặc
dầu trước ngày viên chức giữ việc điền thổ nhận được án lệnh cho phép tiên chú,
một quyền đối vật hay đối nhân, hoặc một sự tiên chú khác, đã được công bố.
Viên chức giữ việc điền thổ chỉ
có thể từ khước việc công bố tiên chú nếu trước đó đã có sự công bố việc chuyển
nhượng trọn quyền sở hữu hay cộng hữu của con nợ cho đệ tam nhân.
Điều thứ 363 – Trong vòng mười lăm ngày sau khi tiên
chú, chủ nợ phải cáo tri ngày tiên chú và đồng thời gửi bản sao án lệnh cho con
nợ.
Sự tiên chú nếu có tính cách
quá lạm, có thể bị giải trừ bất cứ lúc nào do án lệnh cấp thẩm.
Điều thứ 364 – Kể từ ngày bất động sản bị tiên chú, con
nợ không thể ký kết khế ước chuyển dịch quyền sở hữu bất động sản hoặc thiết
lập các vật quyền trên bất động sản, trừ phi được án lệnh cấp thẩm cho phép lập
các vật quyền trên bất động sản mà không gây thiệt hại cho chủ nợ tiên chú.
Cũng kể từ ngày này, con nợ
đương nhiên trở thành cung thác viên tài phán về tất cả lợi tức của bất động
sản, lợi tức này sẽ được phân phối cho các chủ nợ một lượt với tiền phát mại
bất động sản.
Tuy nhiên trong mọi tình trạng
của thủ tục, và theo lời tiên cầu của chủ nợ tiên chú, hay một chủ nợ khác,
chánh án cấp thẩm có thể cử một cung thác viên khác hơn là con nợ, hoặc cho
phép bán các hoa màu chưa gặt hái, theo thể thức, điều kiện và thời hạn do vị
thẩm phán này ấn định.
Con nợ không tuân theo điều
luật này có thể bị xử phải bồi thường thiệt hại cho chủ nợ, chưa kể các hình
phạt về hình sự.
Điều thứ 365 – Sự tiên chú sẽ bị giải trừ theo lời
yêu cầu của người nào chứng minh được rằng mình đã thủ đắc bất động sản, bằng
một chứng thư do chưởng khế lập ra trước ngày tiên chú hoặc bằng một văn tự đã
được trước bạ trước ngày này.
Điều thứ 366 – Nếu đơn kiện về nội dung vụ nợ bị
bác, án văn bác đơn sẽ có hiệu lực giải trừ sự tiên chú và có thể xử phạt
nguyên đơn phải bồi thường thiệt hại về các hậu quả của sự tiên chú.
Điều thứ 367 – Cũng có thể được tiên chú các đơn
khởi tố có mục đích xin sửa đổi hay hủy bỏ một sự đăng ký trên một bất động
sản. Sẽ áp cụng cho trường hợp này bằng các điều 363 và 366 trên đây.
Sau ngày tiên chú, mọi đăng ký
chỉ được thực hiện do quyết định của tòa án.
CHƯƠNG THỨ II
PHƯƠNG SÁCH CHẤP HÀNH
TIẾT 1
TỔNG TẮC
Điều thứ 368 – Không một án văn, một chứng thư nào
có thể đem chấp hành, nếu không có văn thức chấp hành.
Điều thứ 369 – Sự chấp hành bắt buộc phải giao cho
một thừa phát lại, hoặc cho hổ giá viên riêng về việc phát mại các động sản.
Điều thứ 370 – Việc giao án văn hay chứng thư cho
một công lại có giá trị ủy quyền cho công lại này về tất cả các hành vi chấp
hành. Tuy nhiên đối với sự sai áp bất động sản và sự câu thúc thân thể, cần
phải có ủy quyền đặc biệt.
Điều thứ 371 – Công lại bị đả thương, nhục mạ hay
bạo hành, trong khi phụ trách việc chấp hành, sẽ lập biên bản về sự kiện đó, để
truy tố kẻ phạm pháp theo hình luật.
Điều thứ 372 – Sự chấp hành chỉ có thể thực hiện
được sau khi đã tống đạt chứng khoán chấp hành cho con nợ theo các thể thức quy
định trong những điều 33, 34, 35, và 36 của bộ luật này.
Truyền phiếu tống đạt sẽ ghi
hành lệnh buộc con nợ phải thi hành các điều khoản trong chứng khoán, nếu bât
tuân sẽ bị cưỡng chế.
Hành lệnh này sẽ không còn hiệu
lực, nếu sáu mươi (60) ngày sau đó không có một hành vi chấp hành nào kế tiếp.
Điều thứ 373 – Thừa kế hay người thụ di của chủ nợ
còn phải tống đạt thêm tờ khai tử của chủ nợ cùng với tờ tong chi hay tờ
chúc ngôn xác nhận tư cách của mình.
Trong trường hợp con nợ từ trần, sự
chấp hành chỉ có thể thực hiện đối với các thừa kế sau khi đã tống đạt chứng
khoán chấp hành nơi cư ngụ của họ.
Điều thứ 374 – Nếu con nợ là một vị thành niên hay
là một người vô năng lực khác, sự chấp hành sẽ thực hiện đối với đại diện pháp
định của những người này.
Điều thứ 375 – Các án văn truyền một biện pháp giải
trừ truyền bôi bỏ một đăng ký để đương truyền trả tiền hay truyền một hành vi
nào khác mà một đệ tam nhân phải làm, hoặc chịu trách nhiệm, chỉ có thể được
chấp hành do người này, hay kháng lại người này, là khi có chứng chỉ của phòng
lục sự ghi rõ ngày cáo tri án văn cho người bị kết án và xác nhận rằng không có
kháng tố cùng kháng cáo, trừ phi án văn được thi hành tạm.
Điều khoản này cũng sẽ áp dụng dẫu
rằng đệ tam nhân là các viên cung thác, chi ngân, quản thu, hoặc bất cứ viên
chức hữu trách nào khác.
Điều thứ 376 – Các sự tranh tụng về việc chấp hành
những án văn của các tòa án đặc thẩm sẽ đưa ra xét xử trước tòa án dân sự nơi
việc chấp hành được thực hiện
Điều thứ 377 – Những khó khăn nêu lên nhân việc chấp
hành sẽ được xét xử do thẩm phán cấp thẩm nơi chấp hành.
Điều thứ 378 – Nếu không cư ngụ trong quản hạt tòa
án nơi chấp hành và cũng không có cư sở tuyển định tại đó, chủ nợ truy sách sẽ
đương nhiên có cư sở tuyển định ở thị sảnh hay hương sảnh nơi chấp hành hay nơi
văn phòng thừa phát lại.
Điều thứ 379 – Kể từ ngày sai áp, con nợ không được
quyền cho thuê mướn cho mươn để dùng hoặc làm hành vi tiêu thất nào trên các
tài sản đã sai áp.
Tuy nhiên chỉ có chủ nợ sai áp, chủ
nợ xin dự vao việc phân phối, chủ nợ có tiên chú hay có một quyền đối vật trên
tài sản bị sai áp, mới có quyền xin tiêu hủy các hành vi kể trên.
Sẽ không bị tiêu hủy và có hiệu lực
đối kháng với các chủ nợ trên đây, những khế ước có nhật kỳ chắc chắn trước
ngày sai áp chấp hành; ngoài ra riêng về các động sản không cần đăng tịch,
người thủ đắc ngay tình trước ngày sai áp và đang chấp hữu cũng được bảo lưu
quyền lợi.
Nhật kỳ chắc chắn này là ngày lập
chứng thư đối với công chính chứng thư, và là ngày trước bạ đối với các chứng
thư khác.
PHƯƠNG SÁCH CHẤP HÀNH
TIẾT II
SAI-ÁP ĐỘNG-SẢN
Điều thứ 380 – Nếu quá tám (8) ngày tròn sau khi
tống đạt chứng khoán có hành lệnh mà số nợ không được thanh toán, thừa phát lại
sẽ sai áp các động sản của con nợ và lập biên bản, trước mặt người này; chủ nợ
truy sách có thể đến chứng kiến.
Trong trường hợp con nợ vắng mặt,
thừa phát lại sẽ lập biên bản với sự hiện diện của hai nhân chứng trưởng thành.
Điều thứ 381 – Nếu gặp cửa đóng hay kêu mở cửa không
được, thừa phát lại sẽ đặt người canh cửa để ngăn ngừa sự tẩu tán tài vật rồi
đi triệu thỉnh ngay cảnh sát trưởng hay xã trưởng đến chứng kiến việc mở cửa.
Viên chức được mời đến sẽ không lập biên bản riêng, nhưng sẽ ký tên trong vi
bằng sai áp của thừa phát lại.
Điều thứ 382 – Trong trường hợp có sự từ chối không
mở cửa một phòng trong nhà, hay không chịu mở một vật có đóng khóa, thừa phát
lại cũng áp dụng thể thức của điều trên đây để mở ra và nếu gặp những giấy tờ
riêng của con nợ khi người này vắng mặt, thừa phát lại sẽ yêu cầu viên chức
được triệu thỉnh niêm phong các giấy tờ còn lại.
Điều thứ 383 – Sẽ không bị thể bị sai áp:
1) Quần áo của con nợ và của gia
đình;
2) Giường và các thứ cần thiết
để con nợ cùng gia đình nằm ngủ;
3) Thực phẩm cần thiết cho con nợ và gia đình tiêu thụ trong một tháng, hoặc nếu không có, số tiền mặt ba chục ngàn đồng (30.000$).
4) Dụng cụ thủ công cần thiết cho con nợ để hành nghề;
5) Sách vở nghề nghiệp của con nợ do người này sẽ chọn, cho đến mức một trăm ngàn đồng (100.000$).
3) Thực phẩm cần thiết cho con nợ và gia đình tiêu thụ trong một tháng, hoặc nếu không có, số tiền mặt ba chục ngàn đồng (30.000$).
4) Dụng cụ thủ công cần thiết cho con nợ để hành nghề;
5) Sách vở nghề nghiệp của con nợ do người này sẽ chọn, cho đến mức một trăm ngàn đồng (100.000$).
6) Đồ thờ cúng.
Điều thứ 384 – Vi bằng sai áp sẽ lập ngay tại chỗ và
kể rõ các động sản bị sai áp với mọi chi tiết cùng trị giá của mỗi món.
Nếu trị giá tổng cộng của các món
không quá mười ngàn đồng (10.000$), thừa phát lại sẽ lập vi bằng vô tư lự, trừ
phi chủ nợ sẽ cam kết mua không dưới giá đó nếu không có người đấu giá cao hơn.
Điều thứ 385 – Nếu trong các động sản bị sai áp có
hàng hóa, hàng hóa này sẽ được cân, đo lường tùy theo bản chất của mỗi thứ. Nếu
có đồ bằng vàng, bạc, mỗi món đều phải được ghi rõ trọng lượng cùng tuổi vàng
hoặc tuổi bạc.
Nếu có tiền mặt, biên bản sẽ ghi về
mỗi loại giấy bạc có bao nhiêu tờ, cùng tổng số tiền bị sai áp.
Tổng số này sẽ được thừa phát lại ký
nạp tại phòng lục sự tòa sơ thẩm nơi sai áp.
Điều thứ 386 – Thừa phát lại sẽ giao việc trông giữ
các đồ bị sai áp cho con nợ, hay nếu người này vắng mặt hoặc từ chối, cho một
người nào khác do thừa phát lại lựa chọn.
Người giữ đồ sẽ ký tên vào bản chánh
và bản sao; nếu không biết ký, sự kiện này sẽ được ghi trong vi bằng. Một bản
sao vi bằng phải được để lại cho người giữ đồ.
Điều thứ 387 – Sự phát mại đồ bị sai áp chỉ được
thực hiện ít nhất mười lăm ngày sau khi đã được công bố bằng yết thị.
Yết thị có ghi rõ các vật đem ra bán,
ngày giờ và nơi bán, sẽ được dán trươc nhà người bị sai áp, tại nơi sẽ phát mại
mà tại thị sảnh hay hương sảnh nơi sai áp.
Sự niêm yết này sẽ được chứng nhận
bằng một vi bằng của thừa phát lại có đính theo một bản yết thị.
Điều thứ 388 – Ngoài ra, nếu đồ vật bị sai áp trị
giá bằng, hoặc trên năm trăm ngàn đồng (500.000$), sự phát mại phải được công
bố trên một tờ nhật báo có quyền đăng bố cáo pháp định, xuất bản trong quản hạt
tòa sơ thẩm, nếu không có, trong quản hạt tòa thượng thẩm sở tại.
Nếu trị giá dưới năm trăm ngàn đồng
(500.000$), chủ nợ truy sách có thể công bố như trên nhưng phải gánh chịu sở
phí.
Điều thứ 389 – Đến ngày đã định, việc phát mại sẽ
thực hiện do thừa phát lại hoặc do hổ giá viên, trong phạm vi chức nhiệm của
công lại này.
Công lại phụ trách sẽ kiểm điểm các
vật bị sai áp; nếu còn đủ sẽ ký giải nhiệm cho người giữ đồ, nếu thiếu món nào,
sẽ ghi nhận lời khai của người này và lập vi bằng gửi đến biện lý.
Điều thứ 390 – Cuộc phát mại sẽ khởi sự theo trị giá
trong vi bằng sai áp. Nếu không ai đấu đến giá đó, việc bán sẽ tiếp tục theo giá
thấp hơn do công lại ấn định, cho đến khi bán được.
Người đấu giá cao nhất sẽ mua được,
nhưng phải trả tiền mặt ngay, nếu không, vật bị sai áp sẽ đem đấu giá trở lại
tức thời, và người đó phải trả số tiền sai biệt nếu giá lần thứ nhì thấp hơn.
Điều thứ 391 – Cuộc phát mại sẽ ngưng một khi số
tiền bán được vừa đủ trả các khoản thiếu chủ nợ truy sách cùng các sở phí, và
đủ bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ xin dự cuộc phân phối.
Điều thứ 392 – Công lại phụ trách sẽ lập vi bằng về
cuộc phát mại có ghi rõ sự thực hiện các thể thức luật định, và về mỗi món bán
được, giá đấu cùng danh tánh và địa chỉ của người mua.
Điều thứ 393 – Công lại phải đích thân chịu trách
nhiệm về tiền phát mại thâu được. Công lại không có quyền nhận một số tiền nào
ngoài giá tiền đấu cùng sở phí và bổng kim luật định, nếu vi phạm sẽ bị tội phù
lạm.
Điều thứ 394 – Thừa phát lại đến nơi để sai áp,nếu
thấy đồ vật đã bị sai áp, và đã có người được cử trông giữ, không thể sai áp
một lần nữa, nhưng có quyền buộc người giữ đồ phải trình ra những vật gì chưa
bị sai áp để sai áp bổ túc. Sau đó, thừa phát lại sẽ đốc thúc chủ nợ sai áp đầu
tiên phải phát mại tất cả đồ vật trong vòng tám ngày.
Vi bằng kiểm điểm trên đây có
hiệu lực ngăn chận tiền phát mại.
Điều thứ 395 – Nếu chủ nợ sai áp đã bị đốc thúc mà
không thực hiện sự phát mại trong thời hạn trên đây, bất cứ chủ nợ nào đã lập
vi bằng kiểm điểm, và có chứng khoán chấp hành, cũng có quyền đem ra thực hiện
sự phát mại.
Điều thứ 396 – Đơn xin tiêu hủy hoặc trích xuất
phải nạp ít nhất tám hôm trước ngày phát mại. Chánh án sẽ ký án lệnh cho phép
triệu hoán ngắn hạn, ấn định phiên xử, và chỉ định thừa phát lại đã thực hiện
sự sai áp để tống đạt triệu hoán trạng.
Điều thứ 397 – Tòa án thụ lý sẽ tuyên xử trước giờ
phát mại. Nếu chưa đủ yếu tố để cứu xét, tòa có thể tuyên án hoãn cuộc phát mại
lại một ngày khác để chờ quyết định về nôi dung. Trong trường hợp tòa truyền
tiếp tục cuộc phát mại, chủ nợ truy sách chỉ phải làm lại thể thức công bố dự
liệu nơi điều 387, 388 trên đây.
Những án văn xử về các đới tranh
trong thủ tục phát mại sẽ không thể bị kháng tố cùng kháng cáo và sẽ được thi
hành ngay sau khi tuyên đọc.
Điều thứ 398 – Các thể thức và thời hạn dự liệu
trong tiết này phải được tuân theo nếu không , thủ tục sẽ bị vô hiệu.
Điều thứ 399 – Sau khi cuộc phát mại đã thực hiện
rồi, các người có quyền lợi bị thương tổn chỉ còn có tố quyền đòi bồi thường
thiệt hại mà thôi.
Điều thứ 400 – Tất cả các giấy tờ về thủ tục sai áp
và danh sách các chủ nợ xin dự cuộc phân phối sẽ được thừa phát lại hay hổ giá
viên ký nạp tại phòng lục sự tòa án sở tại cùng một lượt với tiền phát mại, Số
tiền này sẽ được nhập với tiền mặt bị sai áp, nếu có để phân phối cho các chủ
nợ.
Chủ nợ có thể xuất trình trái quyền
của mình cho đến hôm trước ngày lập vi băng phân phối.
Các số nợ sẽ được sắp hạng theo thứ
tự sau đây:
1. Các số nợ ưu tiên, tùy theo
thứ tự do luật đinh;
2. Các số nợ thường đã có chứng
khoán chấp hành; các số nợ này sẽ cùng sắp vào một hạng để được chia theo tỷ
lệ.
TIẾT III
SAI-ÁP-BẤT-ĐỘNG-SẢN
Điều thứ 401 – Để thực hiện sự phát mạ một bất động
sản của con nợ, chủ nợ truy sách sẽ tống đạt một tờ hành lệnh có ghi rõ:
1. chứng khoán chấp hành làm sai
áp cho sự sai áp chấp hành; chứng khoán này phải được tống đạt một lượt với tờ
hành lệnh nếu chưa được tống đạt;
2. Lời hiệu báo rằng nếu không
trả nợ trong vòng mười năm ngày, bất động sản sẽ bị cưỡng chế phát mại;
3. Lời hiệu báo rằng tờ hành
lệnh sẽ được đăng ký vào sổ bộ điền thổ và sẽ có hiệu lực sai áp kể từ ngày
đăng ký.
Điều thứ 402 – Chủ nợ truy sách có thể nhờ thừa phát
lại phụ trách việc sai áp lập một vi bằng công chứng về hiện trạng bất động
sản. Để thâu nhập các chi tiết cần thiết cho việc lập vi bằng này, thừa phát
lại có quyền vào trong bất động sản và đốc thúc chất vấn những người chiếm ngụ,
nếu cần với sự hỗ trợ của công lực, mà khỏi phải xin án lệnh
Điều thứ 403 – Nhiều bất động sản của một con nợ,
cùng tọa lạc trong quản hạt của một tòa án chỉ có thể bị sai áp và phát mại
theo một thủ tục duy nhứt, khi nào được chánh án cho phép bằng án lệnh.
Điều thứ 404 – Tuy nhiên con nợ có thể vào đơn trước
tòa án xin ngưng các sự truy sách đối với một hay nhiều bất động sản được ghi
trong án lệnh, nếu chứng mình được rằng giá trị các bất động sản còn lại đủ để
trả chủ nợ sai áp và tất cả các chủ nợ khác có đăng ký.
Đơn này không thể ngăn cản sự đăng ký
hành lệnh vào sổ bộ điền thổ và sẽ được xử theo thể thức các vụ đới tranh nói
sau đây.
Trong trường hợp chấp đơn, án văn sẽ
chỉ định những bất động sản được tạm ngưng truy sách. Nếu sau đó tiền phát mại
không đủ trả cho các chủ nợ trên đây, việc phát mại các bất động sản được tạm
ngưng truy sách sẽ tiếp tục.
Điều thứ 405 – Kể từ ngày đăng ký vào sổ bộ điền
thổ. Hành lệnh có hiệu lực sai áp các bất động sản được ghi trong đó.
Điều thứ 406 – Viên chức giữ việc điền thổ phải thực
hiện sự đăng ký hành lệnh ngay khi được triệu thỉnh và phải ghi chú ngày giờ
nhận được vào bản chánh tờ hành lệnh.
Nếu nhận được nhiều hành lệnh cùng
một lúc, viên chức ấy sẽ chỉ đăng ký tờ hành lệnh căn cứ vào chứng khoán chấp
hành có ngày tháng cũ nhất.
Điều thứ 407 – Nếu có một hành lệnh đã được đăng ký
trước rồi viên chức giữ việc điền thổ sẽ ghi chú bên lề sự đăng ký này các hành
lệnh xuất trình sau, theo thứ tự ngày tháng nhận được, với danh tánh và cư sở
của mỗi chủ nợ truy sách.
Đồng thời viên chức ấy cũng ghi vào
tờ hành lệnh nhận được sau, sự từ khước đăng ký và kê rõ hành lệnh đã đăng ký
cùng các hành lệnh đã được ghi chú trước.
Sự sai áp đăng ký trước tiên không
thể được bôi bỏ nếu không có sự thoa thuẩn của chủ nợ truy sách sau, được biết
như trên.
Sự sai áp ấy đương nhiên bị thất hiệu
nếu không được kết thúc bằng sự phát mại bất động sản bị sai áp trong thời hạn
một năm kể từ ngày đăng ký, trừ phi sự chậm trễ phát mại là do lệnh tòa án xử
về đới tranh.
Ngoài ra, trong thời hạn một năm nói
trên, nếu trái chủ sai áp để quá sau mươi (60) ngày mà không làm tiếp một hành
vi thủ tục nào, chủ nợ truy sách sau, bị từ khước đăng ký tờ hành lệnh, có
quyền xin tòa án được thay thế vào trái chủ sai áp để làm tiếp thủ tục; trong
trường hợp này người trái chủ sai áp phải giao lại các tài liệu cho người chủ
nợ truy sách sau và chỉ được hoàn lại sở phí đã xuất ra sau ngày phát mại, hoặc
trên giá bán, hoặc bởi người mua đấu giá được.
Điều thứ 408 – Kể từ ngày đăng ký hành lệnh, con nợ
đương nhiên trở thành cung thác viên tài phán về tất cả lợi tức của bất động
sản bị sai áp, và điều 364 đoạn 2, 3 và 4 của bộ luật này sẽ được áp
dụng.
Điều thứ 409 – Mặc dù hành lệnh đã được đăng ký con
nợ vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu hay lập những vật quyền trên bất
động sản, nếu trước ngày phát mại người thủ đắc những quyền nói trên ký nạp vào
quỹ cung thác một số tiền đủ để trả các khoản thiếu chủ nợ sai áp và các chủ nợ
đăng ký, gồm nợ gốc, lời và sở phí, luôn cả nợ chưa khả sách và nếu chứng thư
ký nạp đã được tống đạt cho họ.
Số tiền ký quỹ sẽ được đặc biệt sung
dụng vào việc tra cho chủ nợ sai áp và các chủ nợ có đăng ký.
Điều thứ 410 – Nếu trong vòng mười lăm (15) ngày,
con nợ không tuân theo hành lệnh, chủ nợ truy sách sẽ vào đơn xin chánh án nơi
sai áp một án lệnh ấn định ngày phát mại tại phiên tòa, và ra giá cho mỗi lô bị
phát mại, theo đề nghị của chủ nợ ; án lệnh cũng sẽ ghi rõ các đảm phụ và điều
kiện của sự phát mại.
Ngày phát mại phải được lựa chọn thế
nào để sự bố cáo cuộc đấu giá có thể thực hiện ít nhất là hai mươi (20) ngày và
nhiều nhất là (40) ngày trước ngày phát mại.
Điều thứ 411 – Nếu trong chứng khoán có dự liệu việc
phát mại sẽ do chưởng khế thực hiện, hoặc nếu suy đoán rằng việc phát mại tại
chỗ do chưởng khế hay viên chức hành chánh thực hiện có lợi hơn, án lệnh sẽ chỉ
định luôn một chưởng khế hay viên chức hành chánh hữu quyền phụ trách việc phát
mại.
Điều thứ 412 – Sự phát mại sẽ được bố cáo cho công
chúng biết bằng yết thị.
Để yết thị, phải lập những bích
chương cho biết ngày giờ và nơi phát mại, danh tánh và cư sở của chủ nợ truy
sách và của con nợ bị sai áp, chứng khoán chấp hành làm căn cứ cho việc truy
sách, các chi tiết về bất động sản đem phát mại có ghi rõ tình trạng hiện thời,
sự ra giá cho mỗi lô, cùng các đảm phụ mà người mua phải chịu.
Điều thứ 413 – Các bích chương sẽ niêm yết:
1. Tại thị sảnh hay hương sảnh
nơi tọa lạc bất động sản;
2. Tại tòa án nơi tọa lạc bất
động sản;
3. Tại phòng chưởng khế nếu phát
mại nơi đó;
4. Tại bất động sản bị phát mại.
Ngoài ra những nơi niêm yết bắt buộc
kể trên, bích chương cũng có thể được niêm yết ở những nơi khác nếu cần.
Một bích chương, được coi như bản
chánh, sẽ phụ đính vào vi bằng của thừa phát lại lập về việc niêm yết và sẽ
được giao, tùy trường hợp, cho lục sự tòa án, cho chưởng khế hay cho viên chức
hành chánh phụ trách việc phát mại.
Điều thứ 414 – Nếu bất động sản được ra giá bằng
hoặc trên năm trăm ngàn (500.000$) đồng sự phát mại còn phải được công bố một
hay nhiều nhất là ba tờ báo có quyền đăng bố cáo pháp định xuất bản trong quản
hạt tòa sơ thẩm, hoặc nếu không có, trong quản hạt tòa thượng thẩm sở tại. Nếu
trị giá dưới năm trăm ngàn (500.000$) đồng chủ nợ truy sách có thể công bố như
trên, nhưng phải gánh chịu sở phí.
Điều thứ 415 – Trong thời hạn năm ngày sau khi bố
cáo bằng yết thị, sự phát mại phải được cáo tri cho con nợ và các chủ nợ có
đăng ký, kể luôn chủ nợ tiên chú, để đốc thúc họ dự kiến sự phát mại.
Điều thứ 416 – Các sở phí về cuộc phát mại sẽ do
chánh án định ngạch, tổng số phải được tuyên cáo cho công chúng biết trước khi
mở cuộc đấu giá và sẽ được ghi trong bản án hay vi bằng phát mại.
Người đấu giá được không phải trả số
tiền nào khác ngoài số đó cùng tiền bổng kim của luật sư và chưởng khế; mọi
điều khoản trái ngược sẽ đương nhiên vô hiệu.
Điều thứ 417 – Trong mọi trường hợp việc phát mại
phải làm theo lối đấu giá công khai như sau:
1. Sự trả giá sẽ thực hiện hoặc
do tư nhân, hoặc do luật sư nhân danh thân chủ của mình.
Tư nhân đã mua đấu giá có quyền
trong vòng hai mươi bốn (24) giờ đồng hồ khai trình với lục sự hay chưởng khế
hay viên chức hành chánh tùy trường hợp, danh tánh và địa chỉ người ủy nhiệm
cho mình để mua đấu giá.
Luật sư, trong vòng ba ngày, phải
xuất trình tờ ủy quyền đặc biệt hay chuẩn thư của thân chủ; nếu không, sẽ bị
coi như đấu giá cho cá nhân mình.
2. Sau khi mở cuộc đấu giá và
mỗi lần có người đấu lên, những ngọn lửa cháy lâu chừng một phút sẽ được lần
lượt đốt, và người đấu giá chỉ được tuyên bố là đã mua đấu giá được khi nào ba
ngọn lửa liền nhau đã tắt mà không có ai trả giá cao hơn;
3. Người đấu giá được, nếu khác
hơn là chủ nợ truy sách phải đóng ngay nơi tay lục sự hay chưởng khế hay viên
chức hành chánh ít nhất là hai mươi phần trăm (20%) của giá đấu bằng tiền mặt
hoặc chi phiếu có kiểm nhận, trong trường hợp không đóng, bất động sản sẽ đem
đấu giá trở lại tức thời và người này sẽ bị loại khỏi cuộc đấu ngoài ra còn
phải trả số tiền sai biệt nếu giá bán lần thứ nhì thấp hơn;
4. Nếu không có ai đấu theo giá
đã ra, chủ nợ truy sách sẽ được tuyên bố là mua được với giá đó.
Điều thứ 418 – Người mua đấu giá trong vòng hai mươi
bốn (24) giờ đồng hồ phải đóng nơi tay lục sự, chưởng khế hay viên chức hành
chánh tùy trường hợp, phần còn thiếu trên giá mua bất động sản, cùng sở phí của
cuộc phát mãi đã được định ngạch.
Nếu có luật sư thay mặt để đấu giá,
thì phải đóng tiền trong vòng ba ngày kể từ khi xuất trình giấy tờ ủy quyền đặc
biệt hay chuẩn thu của thân chủ.
Người mua đấu giá sẽ được cấp bản
toàn sao án văn hay vi bằng đấu giá, khi xuất trình biên nhận về việc đóng tiền
nói trên và sau thời hạn tăng giá cạnh mại đã mãn.
Điều thứ 419 – Người mua đấu giá sẽ được hưởng dụng
ngay bất động sản phát mãi, miễn là thi hành các giao kèo thuê mướn hiện hữu
nếu có.
Điều thứ 420 – Trong thời hạn tám ngày (8) sau khi
phát mãi, người nào cũng có thể ký tờ khai tại phòng lục sự tòa án nơi sai áp
xin tăng giá cạnh mại:
1. bằng một phần mười (1/10) giá
bán, đối với chủ nợ có một quyền để đương hay cầm cố trên bất động sản phát
mãi;
2. băng một phần sau (1/6) giá bán, đối với những người khác.
2. băng một phần sau (1/6) giá bán, đối với những người khác.
Các số tiền nói trên phải được đóng
trước khi tờ khai tăng giá cạnh mãi.
Điều thứ 421 – Trong vòng năm ngày sau khi ký, đương
sự phải cáo tri sự tăng giá cạnh mãi cho chủ nợ truy sách, con nợ bị sai áp và
cho người đã mua đấu được bằng một truyền phiếu của thừa phát lại.
Trong vòng sáu mươi ngày (60) đương
sự phải thực hiện sự phát mại theo các thể thức ấn định trong các điều từ 410
đến 416 trên đây.
Các đảm phụ và điều kiện của sự phát
mại sẽ không thay đổi; tuy nhiên sự ra giá sẽ là giá đấu cũ cộng thêm số tăng
giá cạnh mại
Nếu đương sự không cao tri sự tăng
giá và thưc hiện sự phát mại trong các thời hạn trên đây, sự tăng giá cạnh mãi
sẽ vô hiệu ; số tiền do đương sự đã đóng sẽ bị tịch thu và nhập vào giá bán
trước, để phân phối cho các chủ nợ.
Điều thứ 422 – Về sự phát mại lại sẽ áp dụng các
điều 417, 418 và 419 trên đây.
Người mua trước, nếu lại đấu được sẽ
khỏi phải đóng số hai mươi (20%) phần trăm dự liệu nơi điều 417 (3) trên giá
đấu mới, nếu không đấu, hoặc không đấu được, người này sẽ được hoàn lại số hai
mươi phần trăm (20%) đã đóng trước.
Nếu không có ai đấu hơn giá đã tăng,
người tăng giá cạnh mại sẽ được tuyên bố là mua được với giá đó. Nếu không mua
được, người này sẽ được hoàn lại số tiền đã ký quỹ theo điều 420.
Điều thứ 423 – Sau cuộc phát mại thứ nhì không một sự
tăng giá cạnh mại nào còn có thể được chấp nhận nữa.
Điều thứ 424 – Người mua đấu giá được nếu không thi
hành các ước khoản của cuộc phát mại sẽ bị xem như đã cuồng đấu và bất động sản
sẽ đem ra phát mãi trở lại.
Điều thứ 425 – Mọi người có lợi ích đều có thể truy
sách cuộc phát mãi vì cuồng đấu.
Người truy sách sẽ yêu cầu lục sự
chưởng khể hay viên chức hành chánh, tùy trường hợp, cấp cho mình một chứng chỉ
xác nhận rằng người mua đấu giá được đã không thi hành các ước khoản của cuộc
phát mại.
Nếu có sự tranh chấp về việc chấp
phát chứng chỉ, đương sự mẫn cán nhứt sẽ xin tòa cấp thẩm xét xử; quyết định
của tòa này sẽ không thể bị kháng án bằng bất cứ phương sách nào.
Sự phát mại vì cuồng đấu sẽ thực hiện
thoe những thể thức ấn định trong các điều 410 đến 416 trên đây. Sự ra giá cùng
các đảm phụ và điều kiện sự phát mại sẽ không thay đổi.
Điều thứ 426 – Ngoại trừ người cuồng đấu, bất cứ ai
cũng có thể tham dự cuộc phát mãi lại.
Nếu không có ai đấu theo giá đã ra
người truy sách sẽ được tuyên bố là mua đấu được với giá đó.
Người cuồng đấu phải trả số sai biệt
giữa giá đấu của mình và giá bán được trong cuộc phát mãi lại ; số hai mươi
phần trăm (20%) đã đóng trước theo điều 417 sẽ được dùng vào việc trả số sai
biệt; phần còn dư, nếu có sẽ bị tịch thu và chia cho các chủ nợ. nếu còn thiếu
người cuồng đấu phải trả thêm số thiếu đó để chia cho các chủ nợ.
Nếu giá đấu lại cao hơn, ngươi cuồng
đấu không có quyền đòi số sai biệt và số hai mươi phần trăm đã đóng cũng vẫn bị
tịch thu và chia cho các chủ nợ.
Điều thứ 427 – Sự vị phạm các thể thức và thời hạn
dự liệu trong tiết này sẽ làm cho thủ tục vô hiệu.
Các phương thức xin tiêu hủy, về hình
thức cũng như về nội dung, đều phải nêu lên trễ lắm là tám ngày trước ngày phát
mãi.
Theo đơn của đơn sự có lợi ích và có
viện dẫn các phương chước xin tiêu hủy, chánh án sẽ ký án lệnh cho phép triệu
hoãn ngắn hạn và ấn định phiên xử thế nào để cho tòa có thể truyền xử trước giờ
phát mãi. Đơn xin tiêu hủy phải tống đạt cho các người liên hệ đến sự
phát mại của người này phải được tòa gọi ra dự sự.
Điều thứ 428 – Nếu các phương chước nêu ra được
chuẩn chấp, tòa án sẽ tiêu hủy cuộc truy sách, cho phép tiếp tục lại kể từ hành
vi chót có giá trị và định một ngày khác để phát mại.
Nếu các phương chươc ấy bị bác thước,
tòa án sẽ truyền tiếp tục việc phát mại và cho mở cuộc đấu giá
Những án văn xử về các đới tranh
trong thủ tục sai áp bất động sản sẽ không thể bị kháng tố cùng kháng cáo và sẽ
được thi hành ngay sau khi tuyên đọc.
TIẾT IV
SỰ PHÂN PHỐI TIỀN PHÁT MẠI
Điều thứ 429 – Lục sự tòa án, chưởng khế hay viên
chức hành chánh phụ thuộc vào cuộc phát mại bất động sản, ngay sau khi hết hạn
xin tăng giá cạnh mại, sẽ lập mọt bản phân phối tiền thâu được trong cuộc phát
mãi cho các chủ nợ.
Các số nợ sẽ được sắp hạng theo thứ
tự sau đây:
1) Các tụng phí cần thiết để đi
đến cuộc phát mãi và sự phân phối;
2) Các số nợ được bảo đảm bởi một quyền để đương hoặc một quyền cầm cố, theo thứ tự ngày tháng đăng ký;
3) Các số nợ thường đã có chứng khoán chấp hành mà trước ngày mãn hạn tăng giá cạnh mại chủ nợ đã tống đạt tờ ngăn cản để xin dự cuộc phân phối; các số nợ này sẽ cùng xếp vào một hạng để được chia theo tỷ lệ.
2) Các số nợ được bảo đảm bởi một quyền để đương hoặc một quyền cầm cố, theo thứ tự ngày tháng đăng ký;
3) Các số nợ thường đã có chứng khoán chấp hành mà trước ngày mãn hạn tăng giá cạnh mại chủ nợ đã tống đạt tờ ngăn cản để xin dự cuộc phân phối; các số nợ này sẽ cùng xếp vào một hạng để được chia theo tỷ lệ.
Điều thứ 430 – Các chủ nợ và con nợ bị sai áp sẽ
được triệu tập đến để xem xét bản phân phối.
Trong trường hợp tất cả đều chấp
nhận, mỗi người sẽ được lãnh ngay phần của mình nhưng phải ký biên nhận và từ
bỏ các sự đăng ký của họ, nếu có, trên bất động sản đã bị phát mãi.
Nếu có sự bất đồng ý kiến giữa các
chủ nợ, hoặc về thứ tự xếp hạng, hoặc về ngạch số dành cho chủ nợ của họ, tiền
phát mãi sẽ được chia theo lối phân phối tài phán.
Điều thứ 431 – Trong trường hợp này, các số tiền
thâu được trong cuộc phát mãi phải đem ký nạp trong vòng tám ngày vào quỹ cung
thác dưới tên của sở hữu chủ bất động sản bị phát mãi, và bản phân phối, có ghi
thêm các lời khiếu nại cùng bình nghị của các đương sự, sẽ được đệ trình chánh
án tòa sở tại, cùng với các tài liệu cần thiết.
Điều thứ 432 - Trong vòng tám ngày sau khi nhận được
hồ sơ, chánh án hoặc thẩm phán được ủy nhiệm, sẽ cho đòi các chủ nợ có tên trong
bản phân phối, con nợ bị sai áp và người mua đấu giá được, bằng thơ bảo đảm của
phòng lục sự.
Thơ đòi phải gửi đi ít nhất là
hai mươi ngày trước ngày nhóm họp.
Điều thứ 433 – Đến ngày đã định, chánh án sau khi
nghe các đương sự có mặt trình bày những điều giải thích và yêu sách của họ, sẽ
quyết định về thứ tự và ngạch số phân phối, truyền cấp phiếu lãnh tiền cho mỗi
người và đồng thời tuyen phán giải trừ mọi quyền để đương và cầm cố cùng các
tiên chú trên bất động sản bị phát mãi, mặc dầu các món nợ chưa được trả hết.
Sau khi thanh toán tất cả các
số nợ, tiền còn dư nếu có, sẽ được trả cho con nợ bị sai áp.
Điều thứ 434 – Quyết định về sự phân phối có
thể bị kháng cáo nếu số tiền tranh chấp quá một trăm ngàn đồng (100.000$),
không kể gì đến giá ngạch những số nợ của người khiếu nại hay số tiền được phân
phối.
Thời hạn kháng cáo là mười ngày
kể từ ngày tuyên quyết định phân phối, luôn cả đối với các đương sự vắng mặt;
những người này không có quyền kháng tố.
Điều thứ 435 – Sự phân phối tiền phát mãi động sản
bị sai áp cũng sẽ theo các điều 430, 431, 432, 433, 434 trên đây.
TIẾT V
SỰ CÂU THÚC THÂN THỂ
Điều thứ 436 – Không ai sẽ bị câu thúc thân thể vì
thiếu nợ dân sự, tuy nhiên, tòa án có thể xử câu thúc thân thể trong trường hợp
dạy bị đơn bồi thường thiệt hại về một trọng tội, khinh tội hay tội vi cảnh
không phải là tội phạm chính trị do đó bị đơn đã bị tòa hình kết phạt.
Điều thứ 437 – Sự câu thúc thân thể chỉ được áp dụng
nếu số bồi tổn không được trả hết, sau khi người được bồi tổn đã thực hiện các
phương sách chấp hành trên tài sản của người phải bồi tổn.
Điều thứ 438 – Sự câu thúc không thể thi hành cùng
một lúc đối với chồng lẫn vợ, mặc dầu căn cứ vào những trái vụ khác nhau.
Vì quyền lợi của các con vị
thành niên của người bị án bồi tổn, tòa án có thể truyền tạm hoãn lâu nhất là
một năm, việc câu thúc thân thể đối với người này.
Điều thứ 439 – Không thể bị câu thúc thân thể:
1. Người phối ngẫu của trái chủ;
2. Tôn thuộc hay ti thuộc trực
hệ, anh chị em thân thuộc bàng hệ đến luôn bực thứ sáu của chủ nợ hoặc phối
ngẫu của những người này;
3. những vị thành niên 18 tuổi
và người già trên 65 tuổi.
Điều thứ 440 – Người được bồi tổn muốn thi hành sự
câu thúc thân thể người phải bồi tổn, phải giao cho thừa phát lại một ủy quyền
đặc biệt cùng với bản đại tự án văn.
Truyền phiếu của thừa phát lại tống
đạt án văn có ghi hành lệnh phải hiệu báo cho người phải bồi tổn biết là sau
thời hạn tám ngày kể từ ngày tống đạt, nếu bất tuân sẽ bị câu thúc thân thể.
Điều thứ 441 – Sau khi mãn thời hạn trên đây người
được bồi tổn sẽ đệ trình hồ sơ cho biện lý tòa án nơi cư ngụ của người bồ tổn
để xin lệnh trạng cho phép câu thúc thân thể và ấn định thời hạn câu lưu.
Điều thứ 442 – Thừa phát lại với sự hỗ trợ của nhân
viên công lực, sẽ bắt giữ người bị câu thúc và giải đến khám đường được chỉ
định trong lệnh trạng của biện lý.
Điều thứ 443 – Nếu xin đi khẩn cấp trên vi bằng,
người bị câu thúc sẽ được thừa phát lại dẫn ngay đến trước chánh án tòa sơ thẩm
nơi y bị bắt và chánh án sẽ tức thời xử cấp thẩm quyết định, có nên bắt giam
hay không người bị giải đến.
Người này được trả tự do khi chứng
minh có sự nhầm lẫn về cá nhân của mình hay có sự vi phạm những điều khoản của
tiết này.
Quyết định của chánh án sẽ được thi
hành tức khắc.
Điều thứ 444 – Khi giao người bị câu thúc cho giám
đốc khám đường, thừa phát lại phải lập biên bản tống giam có ghi rõ ; án văn
truyền câu thúc thân thể, lệnh trạng của biện lý, danh tánh, nghề nghiệp và cư
sở của người xin và người bị câu thúc sự ký nạp tại khám đường, tiền nuôi cơm
người bị câu thúc ít nhất trong 1 tháng, sự giao bản sao biên bản cho người bị
câu thúc.
Điều thứ 445 – Người bị câu thúc thân thể sẽ được
giam riêng biệt, tại một nơi khác hơn là nơi giam các phạm nhân bị phạt tù về
tội hình.
Điều thứ 446 – Trong thời hạn người nợ đang bị câu
thúc thân thể, trái chủ khác, nếu xin được lệnh trạng của biện lý cho phép câu
thúc thân thể, chỉ cần tống đạt lệnh trạng cho giám đốc khám đường và cáo tri
cho người nợ, thời hạn câu thúc chiếu theo lệnh trạng thứ nhì sẽ bắt đầu kể từ
ngày tống đạt lệnh trạng này.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp,
người nợ đã bị câu thúc trong một thời gian liên tục hai năm đương nhiên sẽ
được phóng thích.
Điều thứ 447 – Người đã bị câu thúc thân thể trong
một thời gian tổng cộng hai năm, liên tục hay có gián đoạn, sẽ không thể bị câu
thúc nữa vì những trái vụ phát sinh trước ngày bị bắt giam lần đầu tiên.
Điều thứ 448 – Người xin câu thúc phải ký nạp trước,
từng tháng, tiền nuôi cơm của người bị câu thúc.
Nếu có nhiều người xin câu thúc cùng
một lúc, sở phí nuôi cơm người bị câu thúc sẽ được chia đều giữa các người trên
để được đài thọ.
Điều thứ 449 – Nếu tiền nuôi cơm về tháng sau không
được đóng thêm trước ngày hết tiền đã ký nạp, người bị câu thúc sẽ được giám
đốc khám đường đương nhiên phóng thích và sẽ không thể bị câu thúc trở lại vì
những trái vụ làm căn cứ cho sự câu thúc vừa bị chấm dứt.
Điều thứ 450 – Người bị câu thúc sẽ được giám đốc
khám đường phóng thích không cần thủ tục nào khác.
1. nếu các người xin câu thúc
đều đồng ý thả, hoặc do công chính chứng thư hoặc do lời khai ký vào sổ của
khám đường ;
2. nếu người bị câu thúc ký nạp nơi tay giám đốc khám đường số tiền đủ để trả cho các trái chủ xin câu thúc, nợ gốc tiền lời án phí, sở phí tống giam và tiền nuôi cơm đã ký nạp.
Trong trường hợp giám đốc khám đường từ khước hoặc có sự tranh chấp, người bị câu thúc có thể xin chánh án tòa án tại nơi giam giữ cho phép triệu hoán ngắn hạn các đương sự ra trước tòa cấp thẩm để nghe quyết định về việc phóng thích. Án lệnh của tòa sẽ được thi hành ngay tức khắc.
2. nếu người bị câu thúc ký nạp nơi tay giám đốc khám đường số tiền đủ để trả cho các trái chủ xin câu thúc, nợ gốc tiền lời án phí, sở phí tống giam và tiền nuôi cơm đã ký nạp.
Trong trường hợp giám đốc khám đường từ khước hoặc có sự tranh chấp, người bị câu thúc có thể xin chánh án tòa án tại nơi giam giữ cho phép triệu hoán ngắn hạn các đương sự ra trước tòa cấp thẩm để nghe quyết định về việc phóng thích. Án lệnh của tòa sẽ được thi hành ngay tức khắc.
Điều thứ 451 – Các thể thức dự liệu trong tiết này
phải được tuân theo, nếu không thủ tục sẽ vô hiệu.
Các đơn khiếu nại về sự vô hiệu sẽ do
tòa án nơi cư ngụ của người nợ xét xử.
Sự vô hiệu của thủ tục tống giam
không làm vô hiệu thủ tục yêu cầu giam giữ thêm.
Điều thứ 452 – Các thể thức thời hạn câu thúc thân
thể quy định trong bộ luật hình sự tố tụng và không trái với thể thức dự liệu
trong tiết này cũng được áp dụng.
Comments
Post a Comment