Chống Trung Quốc Hiệu Quả
Trung Quốc là một quốc
gia với dân số hơn 1 tỷ người, có nền văn hóa trả qua hơn 5000 năm lịch sử. Từ
khởi thủy tới nay, Trung Quốc nhiều lần làm cho các quốc gia lân bang phải nguy
khốn, vì chủ nghĩa bành trướng “Đại Hán” của nó.
Sở dĩ người Hán gọi quốc
gia của mình là Trung Quốc bởi họ luôn luôn cho rằng quốc gia của mình là trung
tâm của trời đất, một quốc gia có nền văn hóa chính thống, khởi nguồn cho mọi
nền văn hóa, còn tất cả các quốc gia khác đều là những nước lạc hậu và đều
không được công nhận là chính thống. Bởi vậy mà người Trung Quốc gọi các quốc
gia khác là “Man di”. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Trung
Quốc vừa có nhiều phát minh rực rỡ, nhưng cũng biến không ít phát minh của các dân
tộc khác thành các phát minh của mình.
Lãnh
thổ của Trung Quốc nguyên thủy chỉ là khu vực bắc lưu vực sông Hoàng Hà. Nhưng
nhờ sự phát tích văn hóa sớm cộng với việc bản tính hiếu chiến của mình, mà
trong suốt hơn 5000 năm qua lãnh thổ của Trung Quốc đã được mở mang rất lớn.
Chủ
nghĩa bành trướng “Đại Hán” xuất phát từ ý thức rằng thế giới là của riêng người
Trung Quốc, Trung Quốc có nhiệm vụ thống nhất chúng lại và cai trị theo cách của
Trung Quốc. Do vậy mà suốt lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc đã tiêu diệt
và thôn tính không biết bao nhiêu Dân tộc và Quốc gia khác. Cho đến nay, chủ
nghĩa bành trướng “Đại Hán” đó vẫn chưa dừng lại, mà thể hiện rõ nhất đó là việc
Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với các nước lân bang khác.
Trung
Quốc giống như là một con bạch tuộc với những chiếc xúc tu muốn ôm trọn quả địa
cầu này và thách thức các cường quốc khác trên thế giới. Cách tốt nhất để triệt
hạ con bạch tuộc này đó chính là chặt đứt hết tất cả các xúc tu tham vọng của
nó. Trung Quốc không sợ một đấu một, mà nó chỉ sợ sự liên kết của các quốc gia
có cùng tranh chấp cùng lúc chống lại nó. Nhưng Trung Quốc không phải là một kẻ
ngu khi không nhìn thấy rõ điều đó. Bằng cách lợi dụng các mâu thuẩn thù hằn và
sự bất đồng chính trị lẫn kinh tế giữa các nước trong khu vực, Trung Quốc biết
cách để kiểm soát và tha hồ vùng vẫy trong khu vực.
Đối với Nhật Bản, Trung Quốc biết rằng Hiến
pháp Nhật không cho phép Nhật thành lập và tổ chức Quân đội thường trực. Hiến
pháp Nhật tại điều 9 quy định rằng nước Nhật từ bỏ quyền chiến tranh với mọi lý
do. Điều này có nghĩa là Nhật Bản chỉ có một lực lượng phòng vệ nhỏ để gìn giữ
an ninh nước Nhật. So với quân đội chính quy Trung Quốc (PLAN) thì không thấm
vào đâu nếu chiến tranh diễn ra, dù Nhật có hiệp ước liên minh quân sự với Mỹ.
Đối với bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc biết
rằng bán đảo này chỉ đang đình chiến chứ chưa có một thỏa thuận hòa bình nào được
thiết lập từ năm 1953 cho tới nay. Dù quân đội Hàn Quốc có mạnh nhờ sự ủng hộ của
Mỹ, nhưng lại phải cảnh giác với người anh em phương bắc Triều Tiên của mình, bởi
Triều Tiên sỡ hữu vũ khi hạt nhân và không ít lần đe dọa dùng vũ lực xâm lược
và tiêu diệt toàn bộ Nam Hàn.
Đối với Đài Loan, Trung Quốc chỉ xem đó là
một tỉnh chưa thể thống nhất. Và dù có khả năng tái chiếm Đài Loan nhưng Trung
Quốc không tái chiếm nó, bởi lẽ Trung Quốc muốn lợi dụng Đài Loan để gây khiêu
khích đối với một vài nước khác trong khu vực như ở Biển Đông. Thay vì mọi ánh
nhìn đều đổ về phía Trung Quốc thì sẽ được chia sẻ với Đài Loan. Hơn nữa nội tại
Trung Quốc còn chưa bình định xong khu vực Nội mông và Tây Tạng.
Đối với Phi-Luật-Tân (Philippin) Đây là một
nước được đánh giá là yếu trong số các quốc gia có cùng tranh chấp với Trung Quốc.
Đất nước này yếu về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế tới quân sự. Phi-Luật-Tân
thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Nếu chiến tranh nổ ra thì không phải
là Trung Quốc thiệt mà là Phi-Luật-Tân sẽ bất lợi.
Đối với Ấn độ, dù là một cường quốc khá mạnh
trong khu vực, nhưng ở Ấn độ thường xuyên bất ổn xã hội, khủng bố và bạo loạn.
Thêm vào đó là bên cạnh Ấn độ còn có Pakistan cũng có xung đột vũ trang với Ấn
độ mà lịch sử còn đó cuộc chiến tranh gần nhất diễn ra vào năm 1971. Với lại hiện
tại, Trung Quốc cần sự bành trướng mở rộng ra biển, dù có chiến tranh với Ấn độ
thì cũng không thể kiếm cho Trung Quốc được một hải cảng nào ở Ấn Độ Dương. Nên
với Ấn độ Trung Quốc thực hiện chính sách hòa hoãn với nước lớn, ra uy với nước
bé.
Đối với Nga, trong lịch sử Trung Quốc không
ít lần xung đột với quốc gia này. Trung Quốc vẫn thèm lắm vùng Siberi của Nga, nơi
có nhiều trữ lượng khí đốt và dầu mỏ, hơn nữa đây là vùng có vị trí chiến lược
về quân sự. Làm chủ khu vực này cũng đồng nghĩa rằng Trung Quốc có đủ khả năng
bành trướng sâu rộng vào trong nội địa Châu Á. Nhưng Nga là một cường quốc,
không phải là con mồi dễ chơi. Hơn nữa Nga có thù địch với Mỹ, và Trung Quốc lại
là nước mua nhiều phương tiện khí tài quân sự từ Nga. Nên khi Trung Quốc chưa
thể hiện ham muốn vùng Siberi thì biên giới Nga – Trung vẫn sẽ ổn định.
Với Mông Cổ chỉ có hai lựa chọn, một là bạn,
hai là thù. Bởi Mông Cổ là quốc gia nằm lọt giữa Trung và Nga, tài nguyên không
có. Chỉ cần 2 quốc gia này đóng của thì Mông Cổ cũng khó khăn trong việc giao
thiệp với bên ngoài.
Đối với Việt Nam, đây là nước mang nhiều ân
tình với Trung Quốc trong việc thống nhất Đất nước. Chính quyền Việt Nam luôn
giữ phương châm 16 chữ vàng – 4 tốt, xem
Trung Quốc là anh em đồng chí tốt “Núi liền núi, sông liền sông”. Dù trong lịch
sử Việt Nam không ít lần bị Trung Quốc chơi xấu. Bởi vì là anh em đông chí tốt,
nên năm 1974 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã “nhờ” Trung Quốc “giải phóng” hộ
Hoàng Sa từ tay của Việt Nam Cộng Hòa, mãi cho tới bây giờ vẫn chưa thấy trả.
Việt Nam là một nước nghèo nàn và lạc hậu, trung lập và xem Mỹ như kẻ thù. Bên
cạnh đó, Việt Nam có tranh chấp khác với Campuchia về vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Bắt nạt Việt Nam đã là nghề của Trung Quốc trong suốt hàng ngàn năm qua,
vì vậy bằng việc nhìn thấy sự yếu thế của Việt Nam, nên Trung Quốc tha hồ dương
oai bắt nạt hết lần này tới lần khác.
Đối với Mỹ tuy là cường quốc số một thế giới,
nhưng Mỹ phải dàn trải một lực lượng lớn quân sự khắp 5 châu lục, từ Trung Đông,
Châu Âu qua tới Nam Hàn, Nhật Bản. Hơn nữa Mỹ có nhiều thù địch với các nước
khác như Nga, Ấn độ, Iran. Mỹ là một nước pháp quyền, nên dù chính phủ Mỹ muốn
hay không đều phải thực thi theo Hiến pháp và Luật của Mỹ đã định ra. Mỹ cũng
chỉ có thể bảo vệ các đồng minh nhưng không thể ôm trọn hết mọi thứ cho mình.
Về bản thân Trung Quốc, dù là quốc gia độc
tài, nhưng hiện tại Trung Quốc là cường quốc thứ hai về kinh tế trên thế giới.
Bằng việc cai trị hà khắc trong Nước và không ngừng mở rộng ảnh hưởng ra bên
ngoài, đặc biệt là khu vực Châu Phi. Lợi dụng các mâu thuẩn giữa các quốc gia
có cùng xung đột với mình, Trung Quốc đã tạo cho mình những khoảng trống mà ở
đó Trung Quốc có thể tác oai.
Các hiệu quả chống chủ nghĩa bành trướng “Đại
Hán” của Trung Quốc bây giờ đó là các quốc gia có cùng tranh chấp với Trung Quốc
phải liên kết lại với nhau, tạo ra một “vành đai trắng” bao bọc không cho con bạch
tuộc Trung Quốc tác oai tác quái.
Bằng việc các Quốc gia này sẵn sàng hỗ trợ
về mặt quân sự cho nhau khi Trung Quốc sử dụng vũ lực quân sự uy hiếp một quốc
gia khác.
Các quốc gia có cùng tranh chấp với Trung
Quốc cần ban hành chung một loại bản đồ. Đồng thời cùng công nhận các vùng lãnh
thổ của quốc gia đó đang tranh chấp với Trung Quốc. Bằng việc xác lập các công
nhận quốc tế chính cô lập và kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc.
Bài viết này là quan điểm của cá nhân, mọi
người đọc hẳn chỉ trích nhiều và đồng ý cũng không ít. Xin cảm ơn mọi người đã
quan tâm tới bài viết này.
Anh Họ Nguyễn
4/6/2016
Comments
Post a Comment