Việt Nam Hưởng Lợi Gì Từ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ - Trung.



Trên thế giới này, có nhiều nước biết nắm bắt cơ hội mà không cần tới tài nguyên thiên nhiên cũng trở nên giàu có. Trái lại, nhiều nước ỷ lại có nhiều tài nguyên thiên, khoáng sản mà bỏ lỡ các cơ hội hóa rồng của mình. Tiêu biểu nhất cho những nước nắm bắt cơ hội mà trở nên trù phú là Singapo, Hàn Quốc... Điển hình nhất cho những nước bỏ qua cơ hội, ỷ thế vào tài nguyên thiên nhiên mà lâm vào khủng hoảng dẫn tới đói nghèo và bất ổn là Venezuela.

Gần đây, cả thế giới đang chứng kiến cuộc chiến tranh thương mại tàn khốc giữa Hoa Kỳ và Tàu Khựa, mà Việt Nam là một trong những nước có ảnh hưởng ít nhiều.

Trước tiên, chúng ta hãy khái quát sơ qua tình hình.

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Tàu Khựa khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, khi Tổng thống Hoa Kỳ – Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ Mỹ kim cho hàng hóa Tàu Khựa dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974. Theo Hoa Kỳ, việc này để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch “Made in China 2025”, bao gồm các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin và robot. Nó cho phép tổng thống có thẩm quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác thương mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ.

Vào tháng Tư năm 2018, Ông Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu Âu.

Ngày 6 tháng 7 năm 2018, Tổng thống Donald Trump cho áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ Mỹ kim của Tàu Khựa, đưa đến việc Tàu Khựa đáp lại với các mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ. Chính quyền ông Trump cho biết thuế quan là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ, và giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Tàu.

Trong tháng 8 năm 2017, ông Trump đã mở một cuộc điều tra chính thức về các vụ tấn công vào tài sản trí tuệ của Mỹ và các đồng minh của mình, việc trộm cắp ước tính gây tốn kém cho Mỹ khoảng 600 tỷ Mỹ kim một năm.

Vậy Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào giữa cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Tàu Khựa?

“Trong ngắn hạn, thương mại của Việt Nam dự báo không bị ảnh hưởng nhiều do hầu hết các ngành, lĩnh vực Mỹ áp thuế cao với Trung Quốc đều không phải là ngành Việt Nam tham gia xuất khẩu đầu vào nhiều sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến thương mại leo thang, Mỹ sẽ áp đặt một số biện pháp hạn chế với hàng Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam bị ảnh hưởng (như từng xảy ra đối với thép, nhôm). Về lâu dài, tác động lan tỏa có thể rất lớn, khó định lượng được ảnh hưởng”. [1]

“Do vị trí địa lý gần gũi, một nguy cơ khác là hàng hóa dư thừa của Trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Với lợi thế cạnh tranh về giá, các sản phẩm này có thể gây sức ép lớn đến thị trường trong nước. Đồng thời, khi Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, sẽ phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm nhu cầu nhập khẩu. Những điều chỉnh trên có thể khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên”. [1]

Như vậy, chúng ta có thể hiểu ngắn gọn, Việt Nam có thể trở thành một thị trường cho Tàu xuất khẩu các hàng hóa không thể xuất được sang Hoa Kỳ. Hay nói cách khác, nguy cơ trở thành sân sau của Tàu Khựa là rất lớn nếu như các nhà hoạch định chính sách cũng như chính phủ Việt Nam không có các biện pháp quyết liệt.

Rủi ro và bị chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Tàu, tuy nhiên cơ hội cho Việt Nam không phải là không có. Vậy Việt Nam sẽ hưởng lợi gì từ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Tàu Khựa?

Chúng ta đều biết, Tàu Khựa là đại công xưởng sản xuất của cả thế giới trong những thập niên qua. Chúng ta có thể thấy, 150 triệu iPhone, 20 triệu iPad được Công ty Foxconn (Tàu Khựa) xuất xưởng mỗi năm, đem lại thu nhập cao cho hàng trăm nghìn lao động nước này. Các nhà máy sản xuất của Sony, Apple, Nokia, Microsoft, Samsung, LG ... đều có mặt tại đây.

Trong những năm qua, Tàu Khựa không ngừng thông qua hoạt động sản xuất và xuất khẩu sang các nước, đã vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ đồng thời tạo ra những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới. Năm 1990, giá trị của các sản phẩm mà Trung Quốc làm ra chỉ chiếm vỏn vẹn 3% sản lượng sản xuất toàn cầu. Hiện nay, con số đó đã nhảy vọt lên 25%. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã góp phần hình thành nên chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á, được mệnh danh là "Công xưởng châu Á" khi chiếm đến một nửa nguồn sản xuất hàng hóa trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Tàu diễn ra khiến cho nhiều công ty, đặc biệt là các công ty của Mỹ đang có xu hướng chuyển trụ sở sản xuất trở về Mỹ hoặc chuyển qua các nước Đông Nam Á để né tránh thuế Mỹ.

Các chủ nhà máy ở Tàu Khựa cho biết. Thuế nhập khẩu hiện tại và sự thiếu chắc chắn về các chính sách thương mại với Mỹ đang khiến họ phải đẩy nhanh kế hoạch đa dạng hóa sản xuất ra ngoài Tàu Khựa. Một điều đáng  lưu ý là lương nhân công tại đây cũng đã tăng nhanh trong thập kỷ qua. [2]

Quay trở lại Việt Nam. Việt Nam có gì?

Thứ nhất: Việt Nam là một trong các nước có chi phí sản xuất thấp nhất tại Đông Nam Á. Điều này khiến cho nhiều công ty Tàu lẫn các công ty công nghệ trên thế giới cân nhắc, do lo ngại căng thẳng giữa Tàu với Mỹ tiếp tục leo thang. Nhiều tổ chức kinh tế thế giới đều nhận định các yếu tố như mức lương thấp, ưu đãi thuế để khuyến khích các nhà đầu tư và các thỏa thuận về tự do thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường nước ngoài.

Thứ hai: Việt Nam có vị trí địa chiến lược nằm giữa Tàu và Singapore, tiếp giáp với Biển Đông - một trong những tuyến đường hàng hải lớn và nhộn nhịp của thế giới.

Tuy nhiên cơ hội có nhưng cũng gặp nhiều khó khăn nhất định. Việc chuyển sản xuất khỏi Tàu cũng phải mất vài năm. Khi đó, họ lại gặp rủi ro vì có thể căng thẳng Mỹ - Tàu đã được giải quyết, hoặc ông Trump mở rộng thuế với các quốc gia khác, như Việt Nam, để ngăn Trung Quốc né thuế.

Cách đây hơn 40 năm trước, Singapo cũng đã từng biết nắm lấy cơ hội khi buộc phải tách khỏi Mã Lai để tiến hành công cuộc cách mạng phát triển kinh tế. Kết quả ngoài sức tưởng tượng và ngày nay, Singapo là một trong những cường quốc dù có diện tích bé nhưng tiếng nói thì không hề bé trên trường quốc tế.

Vấn đề bây giờ là việc chính phủ Việt Nam nắm bắt lấy cơ hội này như thế nào để thực hiện bước tiến nhảy vọt cho quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam đã không ít lần đánh mất những cơ hội giúp mình vươn dậy hóa rồng như mong muốn của người Việt. Chỉ có điều chúng ta chỉ nhận ra những sai lầm khi đã đánh mất đi những cơ hội tốt đẹp nhất.

  Tác giả:     .
Anh Họ Nguyễn
Ghi chú:

[1] TS Cấn Văn Lực và Trung tâm Nghiên cứu BIDV
[2] nguồn VnExpress


Comments